Chùm ảnh: Gò Thành – tàn tích nghìn tuổi của vương quốc Phù Nam

Di chỉ khảo cổ học Gò Thành ở Tiền Giang là chứng tích quý giá về nền văn hoá Óc Eo của vương quốc Phù Nam, có niên đại từ thế kỷ 1 – 7.

Nằm ở địa phận ấp Tân Thành, xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, cách TP HCM 70km, di tích Gò Thành là một địa điểm khảo cổ học quan trọng của khu vực miền Nam Việt Nam.

Tên gọi Gò Thành xuất hiện khi những người Việt đầu tiên đến khai phá vùng đất này; thấy trên gò có nhiều gạch, cho đó là vết tích của một thành xưa nên đặt tên là Gò Thành, với mục đích đánh dấu một vị trí trong khu vực quần cư. Ảnh: Một hố thờ ở khu khảo cổ.

Vào thập niên 1980, các chuyên gia khảo cổ Việt Nam khẳng định Gò Thành là di tích thuộc nền văn hoá Óc Eo của vương quốc Phù Nam, niên đại từ thế kỷ 1 – 7. Ảnh: Mặt cắt một ngôi mộ táng.

Di tích đã được khai quật nhiều lần, phát hiện nhiều dấu tích kiến trúc và hiện vật bằng vàng, đồng, đá, đất nung. Ảnh: Đá hộc dùng để gia cố nền móng kiến trúc.

Kết quả các cuộc khai quật cho thấy nơi đây có nhiều loại hình di chỉ khác nhau như điểm cư trú cư trú, mộ táng, hố thờ, đặc biệt là các đền tháp ở cạnh nhau tuy chỉ còn phần nền.

Có thể nói, Gò Thành là nơi quy tụ những dấu tích quan trọng, gợi mở những thông tin quý giá về vương quốc Phù Nam thời cổ đại.

Tượng thần đầu voi Ganesa, thể hiện ảnh hưởng của Hindu giáo đối với văn hóa Óc Eo.

Linga – biểu tượng sinh thực khí nam.

Bục tượng thờ.

Trụ đá trang trí hình cánh sen.

Tượng nam thần.

Một miệng giếng.

Một số hình ảnh khác:

Theo KIẾN THỨC

Tags: , , , , ,