Spartacus – kẻ nổi loạn vĩ đại của đế chế La Mã

Spartacus (109 tr.CN – 71 trước CN), theo các sử gia, là một đấu sĩ nô lệ, người đã trở thành một trong các thủ lĩnh của cuộc nổi dậy không thành công của các nô lệ chống lại Cộng hòa La Mã, được biết đến như cuộc chiến tranh nô lệ lần ba.

Spartacus – kẻ nổi loạn vĩ đại của đế chế La Mã

Spartacus ông được biết đến nhờ các sự kiện trong cuộc chiến tranh và qua một vài dấu vết lịch sử mong manh và mâu thuẫn. Cuộc đấu tranh của Spartacus, thường được ghi nhận là cuộc đấu tranh của những người bị đàn áp chống lại chế độ chiếm hữu nô lệ để giành tự do, đã mang lại một ý nghĩa mới cho những nhà văn hiện đại từ thế kỷ 19. Nhân vật Spartacus và cuộc nổi dậy của ông, đã trở thành một nguồn cảm hứng cho các nhà văn hiện đại, những người đã dùng ngòi bút biến ông trở thành một anh hùng cổ/hiện đại.

Các tài liệu cổ không thống nhất về nguồn gốc của Spartacus. Plutarch mô tả ông như là “một người Thracian có nguồn gốc du cư” và “có nhiều nét Hy lạp hơn là Thracian” khi viết về nhân cách của ông. Appian nói rằng ông là “một người Thracian bởi dòng dõi, người đã từng phục vụ như là một quân nhân cùng với người Roman nhưng đã bị biến thành tù nhân và bị bán thành một võ sĩ giác đấu.

Florus đã mô tả ông là một trong những “lính đánh thuê Thracia, đã trở thành lính La Mã, một người lính đào ngũ và là một tên cướp và sau đó, từ sự để ý sức mạnh của mình, một võ sĩ giác đấu”. Một số tác giả quy cho ông thuộc bộ tộc Maedi của Thracia, những người trong lịch sử đã chiếm vùng đất ở mép Tây Nam của Thrace (nay là Tây Nam Bungaria).

Có một giả thuyết, ông đã được sinh ra ở thành phố Thracian Desudava, nằm trong khu vực ngày nay là Sandanski nơi mà công trình tưởng niệm ông được xây dựng. Plutarch cũng viết rằng, vợ của Spartacus, một nữ tiên tri của một vài bộ lạc cũng bị bắt làm nô lệ cùng với ông.

Theo vài nguồn khác nhau, Sparatacus có thể đã từng là quân trợ chiến trong quân đoàn La Mã và sau này bị biến làm nô lệ. Spartacus đã được đào tạo tại trường đào tạo võ sĩ giác đấu (ludus) gần Capua, thuộc về Lentulus Batiatus.

Cuối cùng vào năm 73 TCN, Spartacus và khoảng 70 người theo sau trốn thoát khỏi trường đào tạo võ sĩ giác đấu của Lentulus Batiatus. Cướp lấy một toa xe đầy đủ vũ khí, các nô lệ đã rút tới caldera của Núi lửa Vesuvius, ngày nay gần Naples. Tham gia cùng với họ là các nô lệ khác ở vùng nông thôn.

Sau khi tự do, các đấu sĩ trốn thoát đã chọn Spartacus và hai nô lệ người xứ Gaul – Crixus và Oenomaus – như các nhà lãnh đạo của họ. Mặc dù các tác giả La Mã giả định rằng nhóm nô lệ này đã đồng nhất rằng Spartacus là lãnh đạo của họ.

Ý định của Spartacus là rời bỏ Italy để trở về quê nhà. Những chỉ huy trợ giúp ông là các đấu sĩ từ Gaul và Germania, được đặt tên là Crixus, Castus, Gannicus, và Oenomaus. Các nô lệ bỏ trốn khác tiếp tục tham gia vào khiến cho số lượng của họ tăng lên vài trăm người. Trong thời điểm đó đó tỉ lệ nô lệ trong số dân cư La mã là rất cao

Một vấn đề lớn hơn là vào thời gian của cuộc trỗi dậy, Pompey đang chiến đấu chống lại cuộc nổi dậy của Quintus Sertorius tại Hispania. Lúc này quan chấp chính Lucius Licinius Lucullus được giao số quân đoàn La Mã còn lại cho việc chống lại vua Mithridates VI của Pontus trong chiến tranh Mithridates lần thứ ba .

Việc phân tán quân đội La Mã trên hai mặt trận xa xôi như vậy khiến cuộc nổi loạn của nô lệ trở thành một mối đe dọa rất nghiêm trọng, và quân đội La Mã đã thât bại trong việc trấn áp.

Với kinh nghiệm của quân đoàn được phái đến và sự tin tưởng rằng lực lượng nô lệ sẽ không thể đánh bại quân đoàn của họ, viện nguyên lão đã gửi một pháp quan là Claudius Glaber cùng với 3000 dân binh. Họ đã bao vây quân khởi nghĩa tại núi Vesuvius và chặn đường trốn thoát của đối phương.

Nhưng Spartacus đã dùng những sợi dây thừng làm từ cây nho và cùng với những chiến hữu của mình leo xuống một vách đá ở phía bên kia của núi lửa, luồn vào phía sau của những người lính La Mã và tổ chức một cuộc tấn công bất ngờ. Không đề phòng cuộc tấn công của những người nô lệ, lính La Mã đã không đào hào để phòng thủ. Kết quả là, hầu hết các binh sĩ La Mã gị giết chết khi đang ngủ trong cuộc tấn công này.

Các nô lệ cũng đánh bại một cuộc viễn chinh thứ hai, bắt được viên pháp quan chỉ huy, giết chết những phụ tá của ông ta và chiếm được các trang bị quân sự. Sau thành công này, nhiều nô lệ bỏ trốn đã gia nhập cùng với Spartacus, đến khi phát triển thành một đội quân được có số lượng được báo cáo là tới 70.000 người.

Trong những cuộc giao tranh, Spartacus đã chứng tỏ mình là một chiến lược gia xuất sắc. Có giả thiết cho rằng ông có thể đã có kinh nghiệm quân sự trước đó. Mặc dù các nô lệ thiếu huấn luyện quân sự, họ đã sử dụng khéo léo các vật liệu có sẵn tại địa phương và có chiến thuật hiệu quả khi phải đối mặt với quân đội La Mã được huấn luyện kỷ luật.

Họ đã dành mùa đông năm 73-72 TCN để huấn luyện vũ trang và trang bị cho tân binh của họ, và mở rộng sự đánh phá lãnh thổ bao gồm các thị trấn Nola, Nuceria, Thurii và Metapontum. Khoảng cách giữa các địa điểm và các sự kiện tiếp theo cho thấy rằng các nô lệ hoạt động ở hai nhóm chỉ huy bởi các nhà lãnh đạo còn lại là Spartacus và Crixus.

Trong mùa xuân năm 72 TCN, đội quân nô lệ rời bỏ lều trại trú đông của họ và bắt đầu di chuyển về phía Bắc. Đồng thời, viện nguyên lão La Mã, được sự cảnh báo bởi sự thất bại của lực lượng dưới quyền pháp quan, đã gửi hai quân đoàn lãnh sự theo sự chỉ huy của Lucius Gellius Publicola và Gnaeus Cornelius Lentulus Clodianus. Hai quân đoàn đã bước đầu thành công – đánh bại một nhóm 30.000 nô lệ chỉ huy bởi Crixus gần núi Garganus. Nhưng sau đó họ đã bị đánh bại bởi Spartacus.

Lo ngại về cuộc nổi dậy không ngừng gia tăng, viện nguyên lão cử Marcus Licinius Crassus, người đàn ông giàu có nhất ở Rome và là người tình nguyện viên duy nhất cho vị trí đem quân đi dập tắt cuộc nổi dậy. Crassus đã được giao 8 quân đoàn, khoảng 40.000 – 50.000 binh sĩ. Ông đã ông đã lãnh đạo họ một cách hết sức khắc nghiệt, kỷ luật, thậm chí là tàn bạo.

Khi Spartacus và những người theo ông, những người vì lý do không rõ ràng đã rút về phía Nam của Italia, lại di chuyển về phía Bắc một lần nữa vào đầu năm 71 TCN, Crassus đã triển khai 6 quân đoàn của mình trên biên giới của khu vực và tách ra để lại cho tướng Mummius 2 quân đoàn cơ động để mai phục phía sau Spartacus.

Mặc dù đã có lệnh không tấn công các nô lệ, Mummius đã tấn công tại một thời điểm dường như không thích hợp và đã thất bại. Sau đó, quân của Crassus đã chiến thắng trong nhiều cuộc đụng độ, buộc Spartacus phải tiến xa hơn về phía Nam qua Lucania. Đến cuối năm 71 TCN, Spartacus đã hạ trại ở Rhegium (Reggio Calabria), gần eo biển Messina.

Theo sử gia Plutarch, Spartacus đã thỏa thuận với bọn cướp biển Cilician để đưa ông và khoảng 2.000 người của mình tới Sicily, nơi ông dự định kích động một cuộc nổi dậy của nô lệ và tuyển mộ thêm lực lượng. Tuy nhiên, ông bị phản bội bởi bọn hải tặc, những người đã chiếm đoạt của cải và sau đó bỏ lại những người nô lệ nổi loạn.

Lực lượng của Spartacus sau đó rút lui về phía Rhegium. Bất chấp các cuộc tấn công quấy rối từ những nô lệ nổi loạn, quân đội của Crassus đã xây dựng công sự trên eo đất tại Rhegium, vây cảm và cắt đứt nguồn tiếp tế của họ.

Tại thời điểm này, các quân đoàn của Pompey trở về từ Tây Ban Nha và được lệnh của viện nguyên lão tiến về phía Nam để hỗ trợ Crassus. Trong khi Crassus lo sợ rằng việc quân Pompey đến sẽ đoạt mất vinh quang của ông ta, Spartacus đã không thành công khi cố gắng để đạt được một thỏa thuận với Crassus.

Khi Crassus từ chối, một phần lực lượng của Spartacus bỏ chạy về những ngọn núi phía tây Petelia (hiện nay là Strongoli) ở Bruttium, theo sau là sự truy đuổi bởi những quân đoàn của Crassus.

Các trận chiến cuối cùng trong những năm 71 trước Công nguyên đã diễn ra trên lãnh thổ của Senerchia trên bờ phải của sông Sele, ghi nhận sự thất bại toàn diện của Spartacus. Số phận của Spartacus ra sao không ai biết, thi thể của ông không bao giờ được tìm thấy, nhưng ông các sử gia cho là đã thiệt mạng trong trận chiến cuối cùng với những người thân của mình. 6.000 người sống sót của cuộc nổi dậy bị bắt bởi đội quân của Crassus và đã bị đóng đinh, xếp từ Rome đến Capua.

S.T

Tags: , ,