Nỗi bất an của con người trong thế giới hiện đại

Xã hội chúng ta có xu hướng đặt các giá trị cao nhất là thành đạt, chiếm hữu, địa vị xã hội. Sự lệch lạc này độc hại đối với tâm lý con người. Nhiều cuộc khảo sát đã chứng tỏ càng chạy theo vật chất thì con người càng cảm thấy bất an.

Nỗi bất an của con người trong thế giới hiện đại

Trò chuyện với nhà tâm thần học và vật lý trị liệu Christophe André

“Sau cuộc khủng hoảng toàn cầu, chúng ta có nguy cơ đối đầu với những vấn đề ý tế nghiêm trọng” đấy là lời dự báo của Mare Dangon vào tháng 5/2009 tại Oslo (Na uy). Nhà y học này của Tổ chức YTTG sợ sẽ tăng lên chứng ưu tư, các bệnh tâm thần, các hành vi rủi ro. Để đề phòng, Christophe André khuyên chúng ta thăm dò tìm hiểu các tâm trạng của mình để tìm lại được sự thanh thản.

– Tâm trạng là gì?

– Đấy là hỗn hợp các ý nghĩ với cảm xúc. Nếu tôi gặp ai đó, rồi tôi tham gia một hoạt động khác, thì cuộc gặp gỡ ấy cứ tiếp tục theo tôi một cách kín đáo ở đằng sau các ý nghĩ và hành vi: có cảm tình, thích thú, tôi có thoải mái không?v.v? Và nhất là cuộc gặp gỡ này đã làm thay đổi gì trong tôi: tôi có hài lòng thư giãn, bị stess, nổi giận, buồn bã chăng…? Các tâm trạng đồng hành thường xuyên với chúng ta theo bước các hành vi và thể hiện cung cách chúng ta tiếp nhận thế giới. Khởi đầu đấy là một khái niệm văn học. Các nhà thơ, nhà văn đã thăm dò tìm hiểu rõ trước chúng ta những điều người ta cảm thấy, cũng là điều các bệnh nhân cảm thấy, đến nỗi tôi có ham muốn làm cầu nối giữa tri thức bằng trực giác ấy với tri thức các nhà tâm lý trị liệu.

– Vì sao quan tâm đến điều ấy?

– Tôi thấy hình như các nỗi chịu đựng của chúng ta phần lớn là do không hiểu rõ và điều tiết không tốt các tâm trạng của mình. Tôi đã ghi nhận rằng các bệnh nhân của tôi khó mà đọc được trong bản thân mình, mà tự đặt câu hỏi. “Tôi làm sao thế này nhỉ? Tại sao cuộc thất bại này lại có tầm cỡ như thế này, hoặc tại sao tôi không thể nào chờ đợi được? Có hai tình huống khó khăn trái ngự đắm mình trong các tâm trạng hay trốn chạy nó. Trường hợp thứ nhất, ta đầu độc mình. Trong trường hợp thứ hai, ta không muốn để chúng len vào: ta bị bối rối, bị xúc động vì cuộc sống, nhưng lại muốn trốn tránh mãi trong càng nhiều hành động, càng nhiều cuộc giải trí. Lối duy nhất chấp nhận được về lâu dài là lối trung gian – chấp nhận mình có những tâm trạng rồi thỉnh thoảng dường nghĩ và tự bảo: “ta ở đâu thế này?”

Vào thời kỳ khủng hoảng chăm lo đến các tâm trạng của mình chẳng phải là thừa sao?

Đâu có khi không có năng lực nội quan thì ta dễ bị tổn thương hơn bởi các tình huống bất hạnh. Cũng như chiếc thuyền buồm: khi gió nhẹ, dù không có tay nghề, ta cũng xử lý được; còn nếu gió mạnh lên mà không có kỹ thuật thì con thuyền bị lật. Ước vọng cân bằng nội tâm, thanh thản tâm hồn không được xem là sự thoát ly thế giới, mà là một dự trữ nội lực. Lợi ích: giúp cho hành động bình tĩnh nhất, không quá sợ hãi.

– Ông có mô tả một “bệnh duy vật chất”. Đấy là thế nào?

– Xã hội chúng ta có xu hướng đặt làm giá trị cao nhất là thành đạt, chiếm hữu, địa vị xã hội. Sự lệch lạc này độc hại đối với tâm lý con người. Nhiều cuộc khảo sát đã chứng tỏ càng chạy theo vật chất thì con người càng cảm thấy bất an. Người nào càng chạy theo vật chất thì càng tìm thấy cách giải quyết cảnh bất ổn tâm lý của mình bằng cách lánh mình trong sự giải trí (đi mua sắm, rượu chè, mạng………., giải trí là điều nên làm, nhưng về lâu dài, đấy không phải là điều tốt về chiến lược. Khi xã hội chúng ta có xu hướng loại trừ tình trạng không hoạt động. Vào lao động là một phần để tuân theo logic kinh tế nhưng lại trái chiều với sự cân bằng tâm thần, bởi lẽ các cuộc khảo sát đã chứng tỏ rằng sự nghỉ ngơi tạo thuận lợi cho óc sáng tạo. Mà trong cuộc sống mỗi người, thì luôn luôn phải “đang làm” việc gì đó loại trừ dần các “tiểu hưu” thì làm giảm đi các thời gian cho sinh hoạt nội tâm. Cũng như một người lái ô tô trước khi xuất phát phải kiểm tra máy xe, thì ta cũng phải xem tất cả đã ổn chưa trong bộ máy tâm thần của mình.

– Làm thế nào để chăm sóc các tâm trạng của mình?

– Phải chú ý đến chúng nhiều hơn viết nhật ký thì có thể làm sáng tỏ được, thấy được tác động của mỗi ngày đối với chúng ta. Một phương thức khác là ngồi nhiều “hoàn toàn ý thức” nhiều lần mỗi ngày, đưa sự chú ý vào nơi đây và thời điểm bây giờ: phải thôi nghĩ đến điều mình đang làm và điều mình sắp làm để theo dõi nhịp thở trong 2 – 3 phút, các âm thanh ánh sáng xung quanh, và theo dõi những cảm nhận của mình. Cũng có thể đi bộ 30 phút mỗi ngày một cách hoàn toàn ý thức thay vì cứ nghiền ngẫm trong lòng. Tất cả cái này sẽ cải thiện mức cân bằng nội tâm trong vài ba tuần.

Theo TẠP CHÍ VĂN HÓA NGHỆ AN

Tags: , ,