Những trò chơi đẫm máu nhất lịch sử thế giới cổ đại

Thời nào cũng vậy, xã hội luôn cần những trò chơi, những môn thể thao để giải toả những căng thẳng thường ngày. Thế nhưng, thời cổ đại, đó không đơn thuần chỉ là giải trí.

Cũng như việc đi làm kiếm tiền, nhu cầu giải trí ở thời nào cũng có, đặc biệt là những môn thể thao vận động mạnh, chúng luôn tạo sự phấn khích lớn cho đám đông. Quay lại lịch sử hàng ngàn năm trước, khi chưa có quá nhiều môn thể thao cũng như công nghệ hiện đại, người ta thường tìm đến những thú vui mang tính cơ bắp.

Trong số đó không ít những trò chơi thiếu tính nhân văn khi kẻ thua trận đôi khi phải trả giá bằng cả mạng sống hoặc phải chịu những hình phạt hà khắc, đáng sợ hơn cả cái chết.

Pitz

Pitz là một môn thể thao của người Maya, nó được biết đến như một trong những trò chơi lâu đời nhất trong lịch sử nhân loại, có nguồn gốc từ đầu năm 2500 trước Công nguyên. Pitz có một số biến thể khác nhau với các quy tắc về kích thước bóng hoặc những gì đã được sử dụng để đánh bóng thay đổi theo từng vùng lân cận.

Điểm đáng sợ của trò chơi này là việc nó khá giống với Racquetball của người Aztecztec. Khi đó, sẽ có 2 đội tham gia thi đấu với nhau, mỗi đội có 5 người (hoặc hơn, con số thay đổi theo từng vừng).

Những trò chơi đẫm máu nhất lịch sử cổ đại

Tại đây, sân bóng thường được sử dụng như một hình thức đại diện cho chiến tranh, một cách để kẻ thù giải quyết tranh chấp lẫn nhau mà không đổ máu. Luật chơi rất đơn giản, hai bên sẽ cố gắng để đưa được quả bóng vào lỗ tròn nhỏ được gắn trên tường và đặc biệt là không được ném hoặc dùng tay.

Nghe có vẻ giống bóng rổ ngày nay, xong các trận đấu kia không hề có điều luật gì nhằm hạn chế cầu thủ. Tất cả sẽ lao vào nhau và dùng mọi thủ đoạn để có thể giành được chiến thắng. Không khó để hình dung việc họ sẽ sử dụng bạo lực để giải quyết vấn đề này như thế nào.

Sự thua cuộc đôi khi đồng nghĩa với cái chết, đội trưởng của đội thua thường sẽ mất mạng sau trận đấu. Mặc dù các trò chơi có thể chỉ là một nghi thức phức tạp, với kết quả được xác định trước.

Harpastum

Harpastum là một trò chơi của người La Mã cổ đại, nó cũng được xem như phiên bản tiền nhiệm của môn bóng bầu dục bây giờ. Harpastum cũng khá đơn giản, được chơi với một quả bóng nhỏ, cứng cùng tên. Cầu thủ hai bên sẽ cố gắng bắt lấy quả bóng và chạy trốn khỏi sự truy đuổi của đối phương.

Tuy nhiên, khác với ngày này, khi xưa Harpastum không hề có quy định về việc làm thế nào để giành bóng. Rất nhiều cuộc vật lộn bạo lực diễn ra và chấn thương là không thể tránh khỏi. Trong một khoảng thời gian nhất định, đội thắng sẽ là đội ghi được nhiều điểm hơn.

Thực tế, đây là trò chơi hết sức đơn giản bởi không có quá nhiều luật lệ, mọi thứ đơn giản chỉ là đoạt được bóng và hoàn thành mục tiêu. Tuy nhiên cũng chính vì vậy, cách nhanh nhất và dễ nhất để chiến thắng lại gắn liền với bạo lực.

Trận giao đấu của người đánh cá (Fisherman Jousting)

Trò chơi được lựa chọn dành cho người đánh cá nghèo và tầng lớp thấp ở khu vực xung quanh sông Nile. Đúng như cái tên của mình, trò chơi này sinh ra để dành cho những ngư dân quanh năm gắn bó với việc sông nước.

Hai đội sẽ thi đấu trên chiếc thuyền riêng của đội mình, người chèo thuyền sẽ cố gắng giữ cho nó cân bằng nhất có thể, trong khi đó, một hoặc nhiều người khác sẽ sẽ đứng ở phía trước, sử dụng gậy dài để đẩy cho đối thủ ngã xuống nước.

Những chiếc thuyền Papyrus, được đẩy bằng cọc hoặc gậy dài, nó cũng là thứ vũ khí để các đội thi đấu với nhau. Trò chơi này khá phổ biến tại Ai Cập thời bấy giờ, thậm chí, sau này nó lan sang nhiều khu vực khác.

Fisherman Jousting cũng được sử dụng để đánh bại đối thủ, trong những cuộc tranh chấp lãnh thổ bởi luật chơi đơn giản, trận đấu diễn ra tương đối nhanh chóng.

Nhưng đôi khi trò chơi càng đơn giản, càng ít luật thì càng nguy hiểm. Đây được đánh giá là một môn thể thao rất bạo lực và nó cướp đi sinh mạng của rất nhiều người tham gia. Lý do là bởi những trận đấu luôn phải diễn ra trên sông, đó cũng là nơi sinh sống của rất nhiều loài động vật nguy hiểm như hà mã, cá sấu.

Chúng lặng lẽ lang thang trên mặt nước, sẵn sàng chờ đợi những thí sinh kém may mắn rơi xuống nước, như vậy quả thực còn đáng sợ hơn một cái chết nhanh chóng. Ngoài ra, nhiều ngư dân chết vì những lý do “củ chuổi” hơn như chết đuối vì… không biết bơi.

Điều này mới nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng thời đó, việc bơi lội không phổ biến như bây giờ, những người nghèo, thuộc tầng lớp thấp buộc phải kiếm ăn nên dù không biết bơi thì một trong những kế sinh nhai khả dĩ nhất có lẽ vẫn là đánh cá.

Pankration

Nếu như ngày nay người ta có MMA – môn thể thao đối kháng thuần túy nhất thì trước đây Hy Lạp cổ đại sở hữu Pankration!

Đây là môn thể thao được sử dụng cả trong giải trí lẫn chiến đấu vì tính thực tiễn của nó. Mục tiêu của trò chơi này là hạ gục đối thủ nhanh nhất có thể. Gần như không có bất kỳ điệu luật nào hạn chế khả năng cũng như mánh khóe của các đối thủ (ngoại trừ việc cắn hoặc móc mắt).

Đó sẽ là những trận chiến 1 vs 1. Công bằng hoàn toàn, thuần nhất hoàn toàn. Họ phải chiến thắng bằng chính khả năng của mình. Thậm chí trong trò chơi này, người cổ đại không phân chia hạng cân, lứa tuổi, không có nhiều luật lệ và đặc biệt là không có thời gian nghỉ. Trận đấu chỉ dừng lại khi đã phân thắng bại.

Ngoài ra, còn 1 điều luật quan trọng nữa, trận đấu sẽ chỉ dừng lại khi một bên nhận thua hoặc đã bị đánh gần chết. Nếu bất kỳ ai lỡ tay đánh chết đấu thủ sẽ ngay lập tức mất tư cách thi đấu và phần thắng dành cho những người đã mất.

Tuy Pankration có vẻ nguyên thủy nhưng các đấu sĩ luôn phải rèn luyện những kỹ năng chiến đấu cho riêng mình. Đặc biệt là các đòn khoá, vật, cước.

Theo HELINO

Tags: ,