Những điều cần biết về Thất nghiệp và Bảo hiểm thất nghiệp

Thất nghiệp là hiện tượng tất yếu, khách quan trong nền kinh tế thị trường, nhưng tỷ lệ thất nghiệp vượt quá giới hạn cho phép thì nó sẽ trở thành vấn đề xã hội nghiêm trọng, để lại hậu quả trên các mặt kinh tế, xã hội, tâm lý. Chính vì vậy, bảo hiểm thất nghiệp ra đời như một yếu tố đóng vai trò thăng bằng trong nền kinh tế, đối với người lao động, người sử dụng lao động, đối với Nhà nước và xã hội.  

Những điều cần biết về Thất nghiệp và Bảo hiểm thất nghiệp

Tác giả: ThS. Lê Thị Hoài Thu, Giảng viên Khoa luật ĐHQG Hà Nội.

1. Khái quát về thất nghiệp

Một vài quan điểm lý luận

Thất nghiệp được coi là hiện tượng tất yếu của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của ý thức hệ và nhận thức xã hội nên vấn đề thất nghiệp, đặc biệt là nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp được các nhà kinh tế học lý giải rất khác nhau. Người đầu tiên nghiên cứu về thất nghiệp là William Petty1.

Do ảnh hưởng của chủ nghĩa trọng thương nên William Pett cho rằng, để giảm bớt tình trạng thất nghiệp thì phải đẩy mạnh xuất khẩu ra bên ngoài để thu hút lực lợng lao động thừa trong xã hội (đây cũng là một nguyên nhân để các nước tư bản mở rộng thuộc địa).

Tuy nhiên, Adam Smith mới là người nghiên cứu một cách có hệ thống về việc làm và thất nghiệp, ông đã phân tích các nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp. Cùng với Ricardo, Adam Smith khẳng định rằng, nạn nhân khẩu thừa (tức thất nghiệp) là không thể tránh khỏi trong nền kinh tế thị trường. Adam Smith cho rằng, việc sử dụng máy móc đã gạt bớt công nhân ra khỏi quá trình sản xuất. Đồng thời, sự biến động của sản xuất làm cho công việc của người lao động trở nên bấp bênh, dễ bị thất nghiệp. Ngoài ra, do sự tích tụ tư bản trong quá trình phát triển của chủ nghĩa tư bản nên những người sản xuất nhỏ dễ bị phá sản làm tăng đội quân thất nghiệp.

Adam Smith còn cho rằng, sự can thiệp quá mức của Nhà nước làm cản trở việc di chuyển của người lao động giữa các ngành trong thị trường lao động, làm ảnh hưởng đến việc giải quyết việc làm, tăng thêm tình trạng thất nghiệp.

Sau Adam Smith và Ricardo, nhà kinh tế học Keynes trong “Lý thuyết về việc làm, lãi suất và tiền tệ” đã nghiên cứu rất sâu về thất nghiệp trên cơ sở phân tích cung – cầu về lao động trong thị trường và các mối quan hệ kinh tế xã hội khác. Keynes thừa nhận vấn đề thất nghiệp không phải là những hiện tượng độc lập của đời sống kinh tế mà là kết quả của những tính quy luật nhất định trong việc đạt được cân bằng của hệ thống kinh tế.

Theo ông, nạn thất nghiệp sẽ tồn tại dới dạng “bắt buộc”, là một trạng thái mà trong đó “tổng cung về lao động của những người lao động muốn làm việc thì tại mức tiền lương danh nghĩa đó nếu lớn hơn khối lợng làm việc hiện có”. Ông cho rằng, để giảm thất nghiệp thì cần phải tạo nhiều chỗ làm việc trên cơ sở tăng đầu tư cho sản xuất. Lý thuyết của Keynes mặc dù còn những phiến diện và hạn chế của lịch sử nhưng những luận điểm mà ông nêu ra vẫn còn có ý nghĩa đến ngày nay.

Khi nền kinh tế thị trường phát triển ở mức cao, các lý thuyết về việc làm và thất nghiệp của Keynes và các nhà kinh tế học trớc đó đã tỏ ra bất lực trớc tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng mà các biện pháp nêu trong lý thuyết của họ đã không khắc phục được. Nhiều nhà kinh tế học đã đa ra những lý thuyết mới về thất nghiệp, phân tích các nguyên nhân và các tác động kinh tế, tác động xã hội của thất nghiệp.

Một trong số các nhà kinh tế đa ra lý thuyết mới về thất nghiệp đó là Samuelson2. Ông đã phân tích cung-cầu về lao động để thấy rõ bản chất của thất nghiệp: “Thất nghiệp là một vấn đề trung tâm trong các xã hội hiện đại”. Khi mức thất nghiệp cao, tài nguyên bị lãng phí và thu nhập của dân giảm. Trong những thời kỳ như vậy, nền kinh tế sẽ gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng đến tình cảm và cuộc sống của gia đình trong nhân dân. Một thiệt hại nghiêm trọng nữa do thất nghiệp đem lại đó là sự mất đi về số lượng là những khoản lãng phí to lớn nhất trong nền kinh tế hiện đại.

Dới giác độ của thị trường lao động, theo tính chất đầy đủ của việc làm, người ta chia ra người có đủ việc làm, người thiếu việc làm và người thất nghiệp. Những khái niệm này được định nghĩa khác nhau ở từng nước. Riêng khái niệm thất nghiệp hiện nay cũng rất khác nhau. Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi một số người trong lực lợng lao động muốn làm việc, nhưng không thể tìm được việc làm ở mức tiền công đang thịnh hành.

Phân loại thất nghiệp

Không phải ở tất cả các quốc gia, thất nghiệp đều xuất hiện dới một dạng thống nhất, mà ngợc lại nó được thể hiện dới các loại hình thức khác nhau. Nên việc tiến hành phân loại chúng là một việc làm hết sức cần thiết, nó vừa mang tính lý luận và thực tiễn. Qua việc phân loại sẽ giúp chúng ta hiểu thêm được bản chất của vấn đề, từ đó có những chính sách thích hợp.

Thất nghiệp được phân loại dựa trên một số căn cứ sau:

– Căn cứ vào ý chí của người lao động thì thất nghiệp được chia làm 2 loại: thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện.

+ Thất nghiệp tự nguyện là loại thất nghiệp tạm thời do người lao động chỉ đi làm việc với mức lương cao, hay nói cách khác, những người thất nghiệp tự nguyện là những người không chấp nhận một mức lương hiện hành trên thị trường, nên không nhận việc mà trở nên thất nghiệp.
+ Thất nghiệp không tự nguyện là những người mong muốn làm việc với mức lương hiện hành vào thời điểm đó, nhưng vẫn không tìm được việc làm.

Phân loại thất nghiệp dựa trên căn cứ ý chí của người lao động giúp chúng ta phân định một cách rạch ròi các đối tượng được hưởng trợ cấp thất nghiệp, từ đó bảo đảm cho quá trình quản lý và chi trả trợ cấp cho đối tượng này diễn ra nhanh chóng và chính xác, đáp ứng được yêu cầu của người lao động.

– Căn cứ vào thời gian thất nghiệp, người ta chia thất nghiệp thành 3 loại: thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp tiềm tàng, thất nghiệp dai dẳng.

+ Thất nghiệp tạm thời: là loại thất nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định, do thay đổi nghề nghiệp, thay đổi nơi làm việc, thay đổi nơi ở, hoặc trong thời gian mới tốt nghiệp ra trường chưa xin được việc. Thất nghiệp tạm thời xảy ra ngay cả khi nền kinh tế hoạt động có hiệu quả. Phần lớn những người thất nghiệp tạm thời là những người thất nghiệp tự nguyện.
+ Thất nghiệp tiềm tàng: là tình trạng người lao động ở nông thôn không có việc làm trong một thời gian, vì không đúng mùa nông nghiệp. Loại thất nghiệp tiềm tàng này đang ngày càng phát triển, nhất là ở các nước chưa phát triển hoặc đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
+ Thất nghiệp dai dẳng: là tình trạng thất nghiệp thường xuyên đối với những người lao động có khả năng lao động nhưng do bị tàn tật, bị mắc các bệnh tệ nạn xã hội (ma tuý, mại dâm…), những người mãn hạn tù về nên khó kiếm việc làm. Loại thất nghiệp này còn xảy ra đối với những người lao động làm một số loại hình công việc có số “cầu” không ổn định.

Phân loại dựa vào thời gian thất nghiệp tạo điều kiện để Nhà nước xây dựng được các kế hoạch sắp xếp, bố trí thêm công việc cho người lao động, dần dần đảm bảo hạn chế thời gian để trống của họ. Đây là một việc làm hết sức cần thiết, vì có như vậy, chúng ta mới tránh được những tiêu cực trong xã hội do thất nghiệp là nguyên nhân chính gây ra “nhàn cư vi bất thiện”.

Căn cứ vào nguyên nhân thất nghiệp có 2 loại: thất nghiệp cơ cấu và thất nghiệp chu kỳ

+ Thất nghiệp cơ cấu: xảy ra khi có sự mất cân đối giữa “cung” và “cầu” về lao động ở một số ngành hay một số vùng kinh tế.
+ Thất nghiệp chu kỳ: xảy ra khi tổng mức cầu về lao động của toàn bộ nền kinh tế quốc dân thấp hơn tổng mức cung về lao động, tức là tương ứng với thời kỳ suy thoái trong chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế thị trường. Với cách phân loại này, Nhà nước có thể đa ra được những chính sách u tiên, u đãi đối với một số ngành nghề đang cần thu hút lao động, hoặc nâng cao một số yêu cầu đối với người lao động làm việc trong một số ngành nghề đã quá d thừa về nhân công, từ đó lấy lại thế cân bằng giữa các ngành nghề và tránh sự suy thoái của nền kinh tế. Nếu Nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ này thì thất nghiệp chu kỳ và thất nghiệp cơ cấu sẽ được hạn chế được một bước.

2. Hậu quả của thất nghiệp đối với nền kinh tế

Hậu quả kinh tế của tình trạng thất nghiệp phụ thuộc vào những chi phí liên quan đến thất nghiệp, cả trên giác độ từng hộ gia đình cũng như toàn xã hội.

Thất nghiệp dẫn đến “cú sốc” giảm sút thu nhập của hộ gia đình và mọi hậu quả tiêu cực đi kèm theo.ở Ba Lan, theo điều tra xã hội học năm 1991, 93% những gia đình có người thất nghiệp không đạt thu nhập ở mức nhu cầu tối thiểu của xã hội, 52% gia đình thuộc diện nghèo đói3. Rất tiếc, ở Việt Nam chưa tiến hành điều tra về tình trạng thu nhập của những hộ gia đình có người bị thất nghiệp, nhưng chắc chắn rằng họ đang phải “vật lộn” với cuộc sống để duy trì sự tồn tại của mình.

Trên khía cạnh kinh tế vĩ mô, có thể chia ra làm hai loại chi phí liên quan đến thất nghiệp:

– Chí phí bằng tiền (chủ yếu là tiền từ ngân sách và các quỹ xã hội)
– Lãng phí sản phẩm xã hội do không sử dụng đầy đủ các yếu tố sẵn có của sản xuất xã hội.

Những chi phí bằng tiền bao gồm tiền từ ngân sách Nhà nước và các quỹ của doanh nghiệp cũng như của xã hội chi cho bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc cùng các chi phí xã hội khác cho chương trình chống thất nghiệp. ở Ba Lan, riêng tiền bảo hiểm thất nghiệp và tiền đóng bảo hiểm xã hội cho những người thất nghiệp năm 1990 khoảng gần 2 tỷ zl, năm 1991 đã là trên 10 nghìn tỷ zl. Dạy nghề và đào tạo lại cho người thất nghiệp từ 16 tỷ zl vào năm 1990 và đến 83 tỷ zl vào năm 1991. Tiếp đến là 10 tỷ zl cho những người thất nghiệp dới hình thức về hu sớm4.

Xem xét chi phí cho thất nghiệp ở các nước OECD, bao gồm tiền bảo hiểm và trợ cấp thất nghiệp cùng cho những chương trình thị trường lao động tích cực cho thấy: đó là những khoản chi rất lớn, chẳng hạn: ở Thuỵ Điển chi trung bình cho một người thất nghiệp một năm là 35.570 USD; ở Đan Mạch: 26.693 USD; Đức: 23.063 USD; Pháp: 12.153 USD; ở Thuỵ Sỹ: 18.371 USD; ở Phần Lan: 10.884 USD; áo, Bỉ, Hà Lan và Na Uy từ 8.500-9.500 USD (số liệu năm 1993)5. ở các nước này, ngân sách dành cho chương trình thị trường lao động thường chiếm từ 2-6% GDP. ở nước ta, mặc dù chưa có hệ thống bảo hiểm thất nghiệp, chỉ riêng việc thực hiện trả trợ cấp mất việc làm và chi phí cho đào tạo lại theo Điều 17 Bộ luật Lao động đối với khoảng 10% lao động trong doanh nghiệp nhà nước nghỉ việc nhưng chưa được hưởng chế độ (theo quy định của pháp luật) đã lên đến gần 1000 tỷ đồng (theo tính toán của Vụ chính sách Lao động-Việc làm năm 1998).

Chi phí bằng tiền liên quan đến thất nghiệp còn bao gồm việc giảm sút ngân sách quốc gia. Người thất nghiệp không có thu nhập, không đóng thuế, chỉ đóng ít hoặc không đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Chi phí của chính phủ cho tình trạng thất nghiệp lớn sẽ dẫn đến hậu quả gia tăng thâm hụt ngân sách.

Lãng phí nhất đối với xã hội là không sử dụng đầy đủ các yếu tố sẵn có của sản xuất. Lãng phí này được xác định theo định luật A.OKUN (mang tên nhà kinh tế người Anh), nó chỉ ra khoảng cách giữa GDP thực tế và GDP tiềm năng, tức GDP có được trong điều kiện đạt mục tiêu việc làm đầy đủ. Định luật này nói rằng: cứ 1% vượt quá tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên thì GDP bị giảm 2,5%. Vận dụng định luật này cho trường hợp nước ta, giả thiết tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là 5%, thực hiện phép quy đổi đơn giản cả thất nghiệp hữu hình đô thị và thất nghiệp trá hình ở nông thôn (thiếu việc) và khu vực doanh nghiệp nhà nước vào tỷ lệ chung chúng ta xác định tỷ lệ thất nghiệp chung cho cả nước vào khoảng 20%.

Như vậy, chúng ta đã lãng phí khoảng (20/5) x 2,5% =37,5% GDP. Đây là nguyên nhân chính của nạn đói nghèo ở Việt Nam. Hậu quả kinh tế của thất nghiệp còn phải kể đến những mất mát liên quan đến sự di cư ra nước ngoài của một bộ phận dân chúng, chủ yếu là thanh niên có trình độ học vấn, tay nghề cao nhưng không tìm được việc làm ở trong nước.

Tăng nhanh thất nghiệp trở thành một trong những vấn đề nhức nhối nhất của xã hội. Thất nghiệp không chỉ đồng nghĩa với tình trạng vật chất ngày càng xấu đi mà còn kèm theo những hậu quả tâm lý – xã hội mà người thất nghiệp cũng như xã hội phải gánh chịu.

Những kết quả điều tra xã hội học và nghiên cứu kinh nghiệm chỉ ra rằng, người mất việc làm sẽ trải qua giai đoạn diễn biến tâm lý nhất định. Giai đoạn đầu là sự lạc quan và tin tởng tìm được chỗ làm việc mới; giai đoạn này thường ngắn. Giai đoạn tiếp theo là thời kỳ bi quan và mất dần hy vọng. Thời gian thất nghiệp kéo dài dẫn đến vô vọng và buông xuôi số phận, người thất nghiệp mặc cảm với chính mình, suy giảm tinh thần và khả năng tự tìm việc làm, phôi phai dần những kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đã có.

Mất việc làm sẽ dẫn đến không thể thoả mãn những nhu cầu cơ bản nh: nhu cầu hoạt động trong một tổ chức, tiếp xúc với môi trường ngoài gia đình, có cơ hội tự đánh giá và so sánh với những thành viên khác của tổ chức, định hớng hoạt động và tổ chức cơ cấu thời gian trong ngày, trong tuần…

Ngoài ra, phải kể đến những vấn đề xã hội cơ bản đi kèm với thất nghiệp là: suy sụp thể lực và tinh thần, mâu thuẫn gia đình tăng, số người tự tử gia tăng cùng với việc gia tăng tệ nạn xã hội và tội phạm hình sự. Thất nghiệp tạo ra các điều kiện để phát triển các loại tội phạm khác nhau: trộm cướp, hãm hiếp, giết người… và các tệ nạn xã hội: nghiện hút, mại dâm cũng như làm băng hoại giá trị đạo đức, văn hoá của gia đình cũng như của dân tộc.

Các điều tra xã hội và tội phạm ở hầu hết các nước đều xác nhận: đối với thanh niên, rất dễ xảy ra tình trạng “tam giác đen” (thất nghiệp-nghiện hút-tội phạm). Để thoát khỏi “tam giác đen” này là rất khó khăn.

3. Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Bảo hiểm thất nghiệp có vai trò không chỉ đối với cá nhân người lao động, doanh nghiệp mà còn đóng vai trò thăng bằng trong nền kinh tế

Đối với người lao động: Bảo hiểm thất nghiệp có hai chức năng chủ yếu: chức năng bảo vệ và chức năng khuyến khích. Trợ cấp thất nghiệp chính là khoản được sử dụng để giúp người lao động có được một cuộc sống tương đối ổn định sau khi bị mất việc. Với chức năng khuyến khích, bảo hiểm thất nghiệp kích thích người thất nghiệp tích cực tìm việc làm và sẵn sàng làm việc. Do đó, bảo hiểm thất nghiệp vừa là công cụ góp phần giải quyết thất nghiệp, vừa là một chính sách xã hội rất quan trọng.

Đối với người sử dụng lao động: do có bảo hiểm thất nghiệp, nên khi thất nghiệp xảy ra; họ không phải tăng thêm chi phí để trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động. Hơn nữa, khi người lao động biết rõ việc được trợ cấp thất nghiệp, họ sẽ yên tâm làm việc hơn. Điều này khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động có hiệu quả hơn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ổn định phát triển sản xuất.

Đối với xã hội: chế độ trợ cấp thất nghiệp là một chính sách xã hội. Nếu thực hiện tốt chính sách này sẽ tạo ra sự ổn định về mặt xã hội và ngược lại nó làm cho xã hội phát sinh nhiều tiêu cực, mất ổn định.

Thất nghiệp tác động rất lớn đến tinh thần, tâm lý. Để ngăn chặn và hạn chế những hành vi tiêu cực có thể xảy ra khi người lao động bị mất việc làm, thì có lẽ không có biện pháp nào phát huy tác dụng như chính sách trợ cấp thất nghiệp. Rõ ràng với chính sách này người lao động cũng yên tâm phần nào về cuộc sống để dồn sức lo tìm kiếm một công việc mới, ổn định dần và tiến đến việc cải thiện đời sống của gia đình mình trong tương lai.

Đối với Nhà nước: bất kỳ một quốc gia nào, vào thời gian nào cũng tồn tại một đội quân thất nghiệp với mức độ và tỷ lệ khác nhau. Thường trong giai đoạn hng thịnh của nền kinh tế thì tỷ lệ thất nghiệp thấp và trong giai đoạn khủng hoảng thì tỷ lệ này sẽ cao. Nếu có bảo hiểm thất nghiệp, gánh nặng ngân sách sẽ giảm hơn khi thất nghiệp xảy ra. Mặt khác, khi đã có trợ cấp thất nghiệp, Nhà nước không còn phải lo đối phó với các cuộc biểu tình, không phải chi nhiều ngân sách để giải quyết các tệ nạn xã hội, tội phạm do nguyên nhân thất nghiệp gây ra.

Như vậy, việc hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội là việc làm hết sức cần thiết vì quyền được bảo hiểm xã hội là một trong những quyền cơ bản của con người. Trong Tuyên ngôn về nhân quyền của Liên hiệp quốc thông qua ngày 10/12/1948, có đoạn: “Tất cả mọi người với tư cách là thành viên của xã hội có quyền được hưởng bảo hiểm xã hội. Quyền đó được đặt trên cơ sở sự thoả mãn các quyền về kinh tế, xã hội và văn hoá cần cho nhân cách và sự tự do phát triển của con người…”. Điều 25 có ghi: “Mỗi người có quyền có một mức sống cần thiết cho việc giữ gìn sức khoẻ cho bản thân và gia đình, có quyền được bảo đảm trong trường hợp thất nghiệp”.

Việc làm và giải quyết việc làm nhằm hạn chế thất nghiệp cũng là một phạm trù thuộc quyền con người: “Tự do thoát khỏi nỗi sợ hãi về đói nghèo đã được tuyên bố như là khát vọng cao cả nhất của loài người”6. “Mọi người đều có quyền làm việc, tự do chọn nghề, được có những điều kiện làm việc thuận lợi và chính đáng và được bảo vệ chống lại thất nghiệp”7.

René Dumont, một chuyên gia người Pháp trong cuốn “Một thế giới không thể chấp nhận được” đã nói: “Đối với tôi, dù mầu sắc chính trị thế nào, quyền đầu tiên của con người là quyền được sống, quyền được ăn, sinh ra từ quyền được làm việc; nếu con người bị khai trừ ra khỏi xã hội hiện đại, bị tước quyền được làm việc là một hình thức ám sát trá hình”. Như vậy, quyền được bảo hiểm xã hội, quyền được làm việc là một trong những quyền cơ bản của con người. Nó không những được quy định ở trong pháp luật quốc gia mà còn được quy định trong pháp luật quốc tế. Sự ra đời của chế độ trợ cấp thất nghiệp đã biến quyền con người, quyền công dân trở thành hiện thực.

——————————

Chú thích:

1. Nhà kinh tế học người Mỹ. Xem: Mạc Tiến Anh- Thất nghiệp và giải pháp- Tạp chí Bảo hiểm xã hội (tháng 11/2000).
2. Nhà kinh tế học người Mỹ. Xem Thông tin lao động của PTS. Nguyễn Quang Hiển- NXB Thống kê. Hà Nội 1995.
3. Zofia Dach, Ekonomiczno-spoleczne skutki bezrobocia, Praca Zabezpieczenie spoleczne, Warsawa, 2/1993.
4. Tài liệu đã dẫn, Zofia Dach….
5. Xem: PTS. Nguyễn Bá Ngọc- Hậu quả kinh tế xã hội của thất nghiệp – Tạp chí Lao động và xã hội (tháng 7/1999).
6. Lời nói đầu Tuyên ngôn nhân quyền ngày 10/12/1948
7. Điều 3 Tuyên ngôn nhân quyền ngày 10/12/1948
8. Xem: “Thất nghiệp và bảo hiểm thất nghiệp “Mạc Tiến Anh- Tạp chí Lao động và Xã hội tháng 2/2002.

Theo LAPPHAP.VN

Tags: , , ,