Nhìn lại 10 thảm họa công nghiệp khủng khiếp trong lịch sử

Công nhân và cộng đồng dân cư ở tất cả các quốc gia trên thế giới đều đang phải chịu những nguy cơ tiềm ẩn từ các sự cố công nghiệp và các chất thải từ công nghiệp.

10 thảm họa công nghiệp khủng khiếp trong lịch sử

Dưới đây là những trong rất nhiều thảm họa môi trường khủng khiếp do nền công nghiệp gây ra:

1. Thảm họa Minamata, Nhật Bản, 1956

Minamata là tên của một thành phố thơ mộng, xinh đẹp thuộc tỉnh Kumamoto (Nhật Bản). Nhưng Minamata còn là tên gọi một căn bệnh đã từng gây nỗi kinh hoàng cho biết bao người Nhật. Năm 1956 và năm 1968, người ta phát hiện ra những người mắc bệnh ở Minamata với biểu hiện chân tay bị liệt hoặc run lẩy bẩy, tai điếc, mắt mờ, nói lắp bắp, rú lên vì đau đớn và trải qua những cơn co thắt,.106 công dân của Minamata đã chết trong thời gian một thập kỷ, và nhiều nạn nhân khác trở nên mù, điếc hoặc mất trí. Một số dân chúng bị mắc những chứng thần kinh như: tay chân run, mất cảm giác, mất thăng bằng, mất phối hợp cử động, tầm nhìn mắt bị giới hạn. Nếu mẹ bị ngộ độc lúc có thai, phát triển của óc thai nhi bị ảnh hưởng và trẻ sơ sinh có thể bị những chứng giống như liệt não, bị điếc, bị mù hoặc đầu quá nhỏ, lớn lên thì tâm trí phát triển chậm.

Mãi đến năm 1968, Chính phủ Nhật Bản mới chính thức tuyên bố: căn bệnh này do Công ty Chisso gây ra vì đã làm ô nhiễm môi trường. Các nhà máy hóa chất của Công ty này đã thải ra quá nhiều lượng thủy ngân hữu cơ độc hại làm cho cá bị nhiễm độc. Khi ăn cá, thủy ngân hữu cơ xâm nhâp vào cơ thể con người, chúng sẽ tấn công vào cơ quan thần kinh trung ương, gây nên căn bệnh mà các nhà y học gọi là bệnh Minamata. Tổ chức cứu trợ Nhật Bản cho biết, đến nay có gần 13.000 người mắc bệnh Minamata, có hơn 2.000 người bị chết. Năm1965, bệnh Minamata còn bùng phát dọc theo con sông Agano thuộc tỉnh Nigata, do công ty Showa Denko thải thủy ngân xuống lòng sông. Ngoài bệnh Minamata, các nhà nghiên cứu về kinh tế-môi trường của Nhật đã không ngần ngại khi đưa ra bản danh sách các căn bệnh, các vụ nhiễm độc như bệnh itai-itai ở tỉnh Toyama, nhiễm độc catmi, nhiễm độc đồng… do các nhà máy thải chất thải nguy hại ra môi trường trong suốt mấy chục năm phát triển công nghiệp.”

Bốn mươi đã năm đã qua và Vịnh Minamata không còn bị ô nhiễm methyl mercury nữa, các nhà máy đổ chất mercury xuống biển đóng cửa đã lâu và đáy vịnh chứa MeHg cũng đã được vét sạch.

Nhưng bài học đau xót của Vịnh Minamata vẫn còn đó như là ví dụ tiêu biểu nhất của việc phát triển kinh tế đưa tới những tác hại xấu về môi trường cho con người. Cho đến ngày 30.4.1997, số người trong hai tỉnh Kumamoto và Kagoshima chứng nhận là đã mắc bệnh Minamata lên tới 17 ngàn người.

2. Thảm họa Bhopal, Ấn Độ, 1984

Thảm họa xảy ra vào khoảng 22h đêm ngày 2/3/1984 tại trung tâm thành phố Bhopal với khoảng 900.000 dân, bang Madhya Pradesh, Ấn Độ, và trở thành vụ thảm họa sự cố công nghiệp lớn nhất trong lịch sử. Khoảng 40.000 tấn methey isocyanate (MIC) – một loại chất trung gian được sử dụng trong quy trình sản xuất hoa chất bảo vệ thực vật – rò rỉ từ 2 hầm lưu trữ từ một nhà máy Liên hợp sản xuất chất bảo vệ thực vật. Đây là một loại hóa chất nguy hiểm, có đặc tính nhẹ hơn nước một chút, nhưng lại nặng hơn không khí gấp 2 lần, do vậy, khi thoát ra không khí, đám mây sẽ tồn tại ở gần mặt đất. Sự rò rĩ kéo dài gần 2 tiếng, bắt đầu từ 22h ngày 2/3/1984. Do hiện tượng nghịch đảo nhiệt, khí MIC sau khi rò rĩ không thoát lên cao được và lớp mây khí này bao phủ một diện tích khoảng 8 km2 quanh nhà máy. Đám mây khí độc hại này dày đặc đến nổi mọi người gần như không nhìn thấy gì. Đám khí này gây ho kích ứng, ngạt thở, cay xè – bỏng mắt. Khí độc hại làm bỏng các mô mắt và phổi nạn nhân, tấn công vào hệ thần kinh trung ương, làm con người mất khả năng tự điều khiển.

Vụ rò rỉ xảy ra vào ban đêm, lúc hầu hết mọi người đang ngủ nên số lượng nạn nhân rất lớn, 2.000 người chết vào ngay sáng hôm sau thảm họa, và trong vòng 1 tháng sau sự cố, có thêm 1.500 người chết. 300.000 người phải nhập viện vì khí độc MIC.

Sau thảm họa, những nạn nhân còn sống sót bị ảnh hưởng nặng nề như: ung thư, quái thai, dị dạng bẩm sinh v.v… 50.000 người không thể quay trở lại làm việc do bị chấn thương, nhiều người thậm chí không thể đi lại được.

Đến năm 1989, Liên hợp sản xuất hóa chất bảo vệ thực vật đồng ý chi trả 470 triệu đô la cho việc đền bù thiệt hại khí MIC gây ra. Tuy nhiên, các nạn nhân không được tham gia ý kiến trong buổi thương thảo về việc định cư của họ. Nhiều nản nhân cảm thấy mình bị lừa khi chỉ nhận khoảng tiền đền bù từ 300 đến 500 $, hoặc số tiền tương đương với các điều trị về mặt y tế trong 5 năm.

3. Vụ nổ ở nhà máy điện nguyên tử ở Chernobyl (Liên Xô cũ, 1986)

Thảm hoạ nguyên tử Chernobyl xảy ra vào khoảng 1 giờ đêm, ngày 26 tháng 4 năm 1986 khi nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở Pripyat, Ukraina (khi ấy còn là một phần của Liên bang Xô viết) bị nổ. Đây được coi là vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân. Do không có tường chắn, đám mây bụiphóng xạ tung lên từ nhà máy lan rộng Liên bang Xô viết, Đông và Tây Âu, Scandinavia, Anh quốc, và đông Hoa Kỳ. Nhiều vùng rộng lớn thuộc Ukraina, Belarus và Nga bị ô nhiễm nghiêm trọng. Khoảng 60% đám mây phóng xạ đã rơi xuống Belarus. Theo bản báo cáo năm 2006 của TORCH, một nửa lượng phóng xạ đã rơi xuống bên ngoài lãnh thổ ba nước cộng hoà Xô viết. Thảm hoạ này phát ra lượng phóng xạ lớn gấp bốn trăm lần so với quả bom nguyên tử được ném xuống Hiroshima. Vì thế, hai trăm linh ba người phải vào viện ngay lập tức, trong số đó 31 người đã chết (28 trong số này vì nhiễm phóng xạ cấp tính). Đa số họ là các nhân viên cứu hỏa và những người cứu nạn tìm cách kiểm soát vụ tai nạn, họ không hiểu rõ mức độ nguy hiểm của việc bị nhiễm phóng xạ. 135.000 người phải sơ tán khỏi vùng, gồm 50.000 người từ thị trấn Pripyat cạnh đó.

Thảm họa dẫn tới việc phải sơ tán và tái định cư cho hơn 336.000 người. Một bản báo cáo năm 2005 cho biết có 56 người chết ngay tại thời điểm sự cố xảy ra. Ước tính có khoảng 9.000 người, trong số gần 6,6 triệu người sẽ chết vì bệnh ung thư.

4. Sự cố tràn tro xỉ tại nhà máy nhiệt điện than Kingston

Sự cố tràn tro xỉ tại nhà máy nhiệt điện than Kingston thuộc Tennessee Valley Authority (Mỹ) xảy ra ngày 22 tháng 12 năm 2008. Tro nhà máy điện được mô tả là loại chất thải không nguy hiểm, nhưng người ta đã phát hiện trong chất thải của nhà máy này có chứa những kim loại nguy hiểm như chì và asen. Những khu vực lấp đầy bùn than hiện đã không còn thích hợp cho sự sống.

5. Thảm họa dầu mỏ tại Kuwait năm 1991

Trong chiến tranh vùng vịnh năm 1991, khi quân đội Iraq rút khỏi Kuwait, họ đã mở tất cả các van của giếng dầu và phá vỡ các đường ống dẫn dầu nhằm ngăn cản bước tiến của quân đội Mỹ.

Kết quả là một lượng dầu lớn nhất trong lịch sử đã phủ lên Vịnh Ba tư. Ước tính, số dầu loang tương đương 240 – 336 triệu gallonn dầu thô. Diện tích dầu loang có kích thước tương đương đảo Hawaii.

Một liên minh được thành lập nhằm ngăn chặn và cách ly thảm họa dầu loang khủng khiếp này. Họ cố gắng hạn chế sự lây lan bằng cách đóng các ống dẫn dầu bị ở bằng loại bom thông minh. Tuy nhiên, mọi cố gắng phục hồi đều phải đợi chiến tranh kết thúc.

Để bảo vệ nước khỏi bị nhiễm bẩn, họ đã phải huy động khoảng 40 km thanh hút dầu nổi trên mặt nước và 21 máy tách dầu khỏi nước. Cùng với hàng loạt xe hút dầu, họ đã thu lại được 58,8 triệu gallon dầu.

Theo Hội nghị hải dương học liên quốc gia, vụ tràn dầu lớn nhất thế giới đã gây ra những hậu quả vĩnh viễn lên hệ sinh thái của san hô và cá. Khảo sát cũng cho thấy, một nửa số dầu đã bay hơi, chỉ một phần tám được thu lại, còn một phần tư khác dạt vào đất liền.

6. Thảm họa chất thải công nghiệp ở Love Canal

Love Canal là khu vực đông dân cư với hàng trăm ngôi nhà và trường học ở gần Niagara Falls, phía Bắc của New York. Sẽ không có gì có thể xảy ra tai nơi đây nếu đó không phải là nơi đã từng chôn 21.000 tấn chất thải công nghiệp độc hại của một công ty địa phương trong những năm 40 – 50 của thế kỷ XX.

Sau gần 30 năm bị chôn vùi, những chất thải độc hại ấy bắt đầu “xuất hiện” trở lại khi có những bong bóng mang hơi độc nổi trên các sân và hầm các gia đình. Đến năm 1978, hệ quả không tránh khỏi là hàng loạt các gia đình nơi đây đã cùng lúc bán nhà của họ cho Chính phủ Liên bang và sơ tán khỏi khu vực nguy hiểm này.

Thảm họa này đã khiến Chính phủ Hoa Kỳ phải thành lập một chương trình mang tên Superfund vào năm 1980 nhằm thực hiện công cuộc dọn dẹp và tái thiết khu vực này.

7. Thảm họa tràn dầu Exxon Valdez

Ngày 24 tháng 3 năm 1989, tàu chở dầu Exxon Valdez do thuyền trưởng Joseph Hazelwood điều khiển đâm vào một dãy đá ngầm tại eo biển Prince William vịnh Alaska Trong vòng 5 giờ đồng hồ, hơn 40 triệu lít dầu đã bị tràn ra biển. Đây được xem là một thảm họa môi trường lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ vào thời điểm đó. Vụ tràn dầu gây thiệt hại trên 1.300 dặm bờ biển. Đến tháng 8 cùng năm, dầu đã loang ra hơn 10.000 dặm vuông mặt biển vịnh Alaska. Vụ tràn dầu ảnh hưởng đến môi trường sống của nhiều loài sinh vật và đã giết chết hàng trăm ngàn cá thể chim biển, rái cá, sư tử biển, hải âu, hải cẩu… và vô số cá. Ngoài ra nó còn gây thiệt hại cho các ngư dân thương mại và cư dân sinh sống tại khu vực bị ảnh hưởng.

Công ty vận tải Exxon đã phải chi hơn 2,1 tỷ đôla để khắc phục hậu quả về môi trường, đồng thời sau nhiều lần kháng án, đã phải chi tổng cộng 1 tỷ đôla cho chính quyền liên bang và bang Alaska. Ngoài ra còn phải bồi thường thiệt hại cho những bên liên quan. Tòa cũng tuyên phạt Exxon 5 tỷ đôla trả cho những thiệt hại về giá trị không sử dụng.

21 năm sau, hãng tàu Exxon vẫn chưa trả hết tiền bồi thường. 8.000 ngư dân đã chết trong khi chờ đợi nhận tiền bồi thường.

8. Thảm họa nổ nhà máy hạt nhân JCO (Nhật Bản)

Ngày 30/9/1999, một tai nạn đã xảy ra tại Nhà máy sản xuất nhiên liệu hạt nhân JCO – một chi nhánh của Tập đoàn Sumitomo Metals and Mining ở Tokaimura, Ibaraki, Nhật Bản khiến 63 người bị nhiễm xạ trực tiếp hoặc gián tiếp, trong số đó có hai người chết chỉ sau đó vài tháng. Trên thực tế, Tokaimura chỉ là một cơ sở sản xuất nhiên liệu chứ không phải là một nhà máy điện hạt nhân. Tai nạn xảy ra khi 3 nhân viên của nhà máy đổ một dung dịch uranyl nitrat vào một thùng kết tủa. Do thùng chứa đến 16,6kg uranium, nhiều hơn lượng quá hạn, làm cho phản ứng dây chuyền lập tức được khởi động sau đó. Về mặt lý thuyết, sự cố này không thực sự nguy hiểm nếu được can thiệp kịp thời. Nhưng do nhà máy không có hệ thống dập tắt dây chuyền phản ứng cho nên phản ứng dây chuyền được duy trì trong một thời gian khá dài. Trong nhiều ngày liên tiếp, hệ thống quạt thông gió đã thổi không khí nhiễm chất phóng xạ từ nhà máy tỏa ra khắp các vùng lân cận.

9. Thảm họa mây đioxin tại Seveso, Italia

Ngày 10 tháng 07 năm 1976 xảy ra vụ nổ lớn tại nhà máy hóa chất tại Seveso, miền Bắc Italia. Vụ nổ đã khiến cả thị trấn này chìm trong những cuộn mây đioxin trắng màu trắng dày đặc.

Những đám mây đioxin trước hết ảnh hưởng đến động vật, hàng loạt các vật nuôi trong nhà đến gia súc, gia cầm đã chết. Sau đó 4 ngày, con người bắt đầu cảm nhận được tác động xấu của những đám mây này, bắt đầu bằng những triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, mờ mắt, đặc biệt đối với trẻ em. Mây độc còn khiến phát sinh thêm hội chứng lở loét trên da tên là “Chloracne” (gây chứng hồng ban dạng trứng cá do tiếp xúc với chất Clo)

Sau đó người dân được khẩn trương sơ tán khỏi Seveso, cơ quan chức năng vào cuộc và tiến hành tẩy uế môi trường cũng như dọn dẹp lại khu vực này. Ước tính đã có 30kg chất đioxin đã bị thải ra môi trường, và trong 20 năm sau đó, người ta vẫn chưa xử lý hoàn toàn được tác hại của nó. Ngày nay, khi đến Seveso, người ta sẽ thấy một công viên lớn trong đó có hai bình chứa khổng lổ chứa bên trong nó phần còn lại của hàng trăm loài động vật đã chết vì thảm họa, một phần các nhà máy bị phá hủy và đất đã hứng chịu liều lượng lớn nhất của đioxin.

10. Sự cố Three Mile Island (Pennsylvania, Mỹ)

Ngày 28/3/1979, sự cố nghiêm trọng đầu tiên trong lịch sử ngành năng lượng nguyên tử Mỹ xảy ra tại tổ máy số 2 của nhà máy điện nguyên tử “Three Mile Island” bang Pennsylvania, Mỹ.

Sự cố bắt nguồn từ việc nước làm nguội chảy ra khỏi lò phản ứng hạt nhân số 2 làm cho thùng lò bị nóng chảy khiến cho những chất phát xạ thấm vào lòng đất.

Đây được coi là một trong những tai nạn hạt nhân dân sự nghiêm trọng nhất của Mỹ và được xếp ở mức 5 trên 8 nấc thang sự cố hạt nhân quốc tế (INES) được dùng để thông báo mức độ nghiêm trọng của các sự cố hạt nhân.

Ngay sau khi sự cố xảy ra, lệnh di tản dân chúng khẩn cấp trong phạm vi bán kính 9 km xung nhà máy được ban bố. May mắn thay, những hành động khắc phục sự cố được thực hiện nhanh chóng và kịp thời, do đó đã ngăn chặn được chất phóng xạ thoát ra ngoài môi trường, không để ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

Theo YÊU MÔI TRƯỜNG

Tags: , ,