Mưu toan bóp méo lịch sử và biện minh cho tội ác phát-xít ở Liên Hợp Quốc

Những nước bỏ phiếu chống nghị quyết này đã thể hiện sự lăng mạ lộ liễu đối với hương hồn những nạn nhân của chủ nghĩa quốc xã Đức, chủ nghĩa phát-xít Italia và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.

Mưu toan bóp méo lịch sử và biện minh cho tội ác phát-xít ở Liên Hợp Quốc

Về việc bỏ phiếu biểu quyết tại Ủy ban Thứ ba Khóa họp lần thứ 78 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về dự thảo nghị quyết đấu tranh chống nạn anh hùng hóa chủ nghĩa quốc xã:

Việc bỏ phiếu biểu quyết đã diễn ra ngày 3/11 tại Ủy ban Thứ ba Khóa họp lần thứ 78 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về dự thảo nghị quyết đấu tranh chống nạn anh hùng hóa chủ nghĩa quốc xã, chủ nghĩa tân quốc xã và các hoạt động thực tiễn tương ứng khác – đã trở thành minh chứng xuất phát từ quan điểm về những mưu toan ngày càng gia tăng của các quốc gia Phương Tây và các đồng minh của họ tranh cãi kết quả của Chiến tranh Thế giới thứ hai đã được ghi nhận trong Hiến chương Liên Hợp Quốc, Điều lệ và Phán quyết của Tòa án Nuiremberg, và đồng thời Tòa án quân sự quốc tế dành cho vùng Viễn Đông.

Trong quyết tâm bịa đặt làm méo mó lịch sử và biện minh cho tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người đã được thực hiện bởi những kẻ quốc xã và những kẻ hợp tác với chúng thì những nước đã bỏ phiếu chống nghị quyết này, trước hết là Đức, Italia và Nhật Bản, đã thể hiện sự lăng mạ lộ liễu đối với hương hồn những nạn nhân của chủ nghĩa quốc xã Đức, chủ nghĩa phát-xít Italia và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.

Quán triệt những suy nghĩ có tính chất địa chính trị, thiển cận và có tính tình thế của mình, Đức và Italia với tư cách các quốc gia – nguyên thành viên của “trục” – đã thực hiện một bước đi thiếu trách nhiệm – nó buộc phải nghi ngờ về sự chân thành đã được nêu trong các bản tuyên bố đã ra trước đây nhận thức về tội lỗi của mình đã gây ra Chiến tranh thế giới thứ hai. Những hành động như vậy cũng không phù hợp với các cam kết của các quốc gia đó về sự trung thành với các mục tiêu và nguyên tắc của Liên Hợp Quốc mà họ đã nhận về mình khi gia nhập Liên Hợp Quốc.

Trong động thái đã xảy ra này – yêu cầu đối với Nhật bản về việc chính thức công nhận tội lỗi đã gây ra cuộc xâm lược vũ trang tại Viễn Đông và các kết quả của Chiến tranh Thế giới thứ hai một cách đầy đủ – đã trở nên cấp bách hơn. Chính quyền Tokyo cần phải được nhắc lại rằng, việc nước này gia nhập Liên Hợp Quốc vào năm 1956 nói chung đã trở nên có thể chỉ khi Liên Xô nhất trí với điều kiện Nhật Bản tuân thủ một cách vô điều kiện toàn bộ các điều khoản của Hiến chương Liên Hợp Quốc.

Quan điểm được theo đuổi bởi Đức, Italia và Nhật Bản và đồng thời một số các quốc gia khác – những nước đã tham gia chiến sự trong Chiến tranh Thế giới thứ hai chống lại các nước Phe Đồng minh – đã chứng minh một cách rõ ràng tính chất không đúng lúc của những tranh luận và các kiến nghị liên quan đến việc bỏ khỏi bản văn Hiến chương Liên Hợp Quốc những nội dung về “các quốc gia thù địch”. Kết quả bỏ phiếu biểu quyết về nghị quyết nêu trên đối với chúng tôi là có tính chất quyết định cho việc nghiên cứu soạn thảo quan điểm của Nga liên quan đến việc ủng hộ các ứng viên của các quốc gia đang có tham vọng được bầu với tư cách các thành viên thường trực và không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, kể cả trong khuôn khổ các cuộc tranh luận về mở rộng cơ quan này – chiểu theo điều 24 Hiến chương Liên Hợp Quốc – cơ quan này có trách nhiệm chính là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế”.

Xuất phát từ việc bỏ phiếu biểu quyết đã được tiến hành, nghĩa vụ của các quốc gia – thành viên Liên Hợp Quốc trên cơ sở Hiến chương Liên Hợp Quốc “Tránh cho các thế hệ mai sau những hậu quả của chiến tranh” phải là việc nhắc nhở cho những ai đã từng chiến đấu trong những năm Chiến tranh Thế giới thứ hai chống lại Phe Đồng minh chống Hitler về sự cần thiết phải duy trì tổ hợp về tội lỗi lịch sử về những tội ác chiến tranh và tội các chống lại loài người đã được thực hiện.

Theo ĐẠI SỨ QUÁN NGA TẠI VIỆT NAM

Tags: ,