Lịch sử đã chọn nước Nga để bảo vệ sự thật và quyền của tất cả các quốc gia

Không cường điệu khi nói rằng, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraina là một dấu mốc quan trọng trên con đường tiến tới một trật tự thế giới mới và một sự sắp xếp lại lực lượng trên trường quốc tế.

Lịch sử đã chọn nước Nga để bảo vệ sự thật và quyền của tất cả các quốc gia

Trích dẫn bài viết của Alexey Drobinin – Trưởng Ban hoạch định chính sách đối ngoại của Bộ ngoại giao Nga.

Nước Nga lại một lần nữa trải qua một bước ngoặt trong lịch sử hơn nghìn năm của mình. Chúng ta đang phải đối phó với phản ứng hung hăng của một số quốc gia trước những hành động hoàn toàn chính đáng của Nga nhằm bảo vệ lợi ích có ý nghĩa sống còn của mình trên hướng phía tây. Một cuộc khủng hoảng nhân tạo đã bùng phát đối với nền an ninh châu Âu và toàn bộ trật tự quốc tế được xây dựng trên cơ sở kết cục Chiến tranh thế giới thứ hai.

Không cường điệu khi nói rằng, chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraina là một dấu mốc quan trọng trên con đường tiến tới một trật tự thế giới mới và một sự sắp xếp lại lực lượng trên trường quốc tế. Cục diện sự sắp xếp đó sẽ phụ thuộc phần lớn vào diễn biến xung đột, vào những thay đổi cấu trúc nền kinh tế thế giới và cách thức giải quyết xung đột bằng giải pháp chính trị. Một ngày nào đó sự sắp xếp những mảnh ghép này sẽ hình thành bức tranh hoàn chỉnh.

Còn lúc này số phận lại đặt nước Nga vào vị thế của một trong những quốc gia viết nên lịch sử thế giới. Như Tổng thống V. Putin đã từng lưu ý, đó là “sự chuyển dịch từ trật tự thế giới dựa trên chủ nghĩa tự do vị kỷ của Mỹ đã từng được áp đặt trên phạm vi toàn cầu sang thế giới đa cực dựa trên chủ quyền thực sự của các dân tộc và các nền văn minh”

Cho dù cấu trúc của trật tự thế giới tương lai như thế nào thì lúc này đang diễn ra sự cạnh tranh để giành quyền thiết lập các nguyên tắc cơ bản của trật tự đó, hoặc diễn đạt một cách đơn giản là các quy tắt ứng xử. Lợi thế cạnh tranh trong cuộc cạnh tranh đa lĩnh vực này sẽ thuộc về các quốc gia mạnh mẽ, có trình độ công nghệ tiên tiến, có khả năng ảnh hưởng không chỉ bằng lực lượng quân sự mà cả các giá trị tinh thần, đạo đức và đạo lý.

Các nước thuộc Nhóm BRICS gồm Brasil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi là hiện thân của nền ngoại giao đa phương đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trên trường quốc tế. Chương trình nghị sự của BRICS đang tập trung giải quyết các vấn đề phát triển quốc tế liên quan đến tất cả các quốc gia thành viên. Còn nhóm các nước G-7 lúc này đã không còn có đủ uy tín để đề xuất các giải pháp cho các vấn đề toàn cầu và trên thực tế đã biến thành một cơ chế để Washington buộc các nước chư hầu phải hành động chỉ để phục vụ các lợi ích của Mỹ.

Thúc đẩy quá trình hình thành trật tự thế giới đa trung tâm là quá trình toàn cầu hóa từ giữa những năm 2000 đã từng dẫn tới cuộc khủng hoảng tiền tệ-tài chính, công nghệ và văn hóa Mỹ. Trong sự đổ vỡ thị trường tài chính-tiền tệ trong hai năm 2008-2009, nước Mỹ với vị thế là “hạt nhân” của hệ thống toàn cầu của chủ nghĩa tư bản thế giới đã bị giáng một đòn nặng nề đến mức tới nay vẫn chưa thể phục hồi.

Lúc này cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang tạo ra những chuyển biến sâu sắc và rất khó dự báo trong bức tranh xã hội, kinh tế và chính trị của thế giới. Một thế hệ công nghệ mới nổi đang hình thành dựa trên cơ sở công nghệ thông tin- truyền thông, năng lượng, y sinh, công nghệ nano và trí tuệ nhân tạo. Do đó, đảm bảo chủ quyền về công nghệ là nhiệm vụ chiến lược đối với bất kỳ quốc gia nào tuyên bố nghiêm túc muốn đóng vai trò độc lập trong kỷ nguyên cạnh tranh cao đang hình thành.

Những khái niệm cơ bản về chính sách đối ngoại của Liên bang Nga được hình thành tiên tục theo từng giai đoạn. Các văn kiện chiến lược về chính sách đối ngoại của Nga được lãnh đạo đất nước phê duyệt vào các năm 1993, 2000, 2008, 2013 và 2016. Trong văn kiện “Những nội dung cơ bản của chính sách đối ngoại của Liên bang Nga” được ban hành vào năm 1993 đã nêu rõ luận điểm cho rằng các mối quan hệ trong thời kỷ nguyên kỳ hậu lưỡng cực phải dựa trên các nguyên tắc của chủ nghĩa đa trung tâm. Trong văn kiện này đã xác định rõ tầm quan trọng đặc biệt của các lợi ích của Nga trong môi trường địa chính trị trước mắt thông nỗ lực ngăn chặn các quá trình phi liên kết trong không gian hậu Xô Viết.

Bất kể thời hạn kéo dài baao lâu và kết cục của chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraina như thế nào, có thể khẳng định rằng kỷ nguyên 30 năm hợp tác mang tính xây dựng vốn gặp nhiều trắc trở với phương Tây đã kết thúc. Tình hình hiện tại đang tạo cơ hội có một không hai để nước Nga thoát khỏi tàn dư của những ảo tưởng còn vương vấn và hội chứng “thu phục thân thiện” đã từng được các đồng nghiệp phương Tây không ngừng thực thi từ năm 1992. Rõ ràng là, Nga sẽ không bao giờ trở lại quan hệ với các nước Bắc Mỹ và Châu Âu đã từng hình thành trước ngày 24 tháng hai.

Thái độ thù địch với Nga của Phương Tây đối với chúng ta không có gì mới mà đã từng được thể hiện trong Chiến tranh Krym (1854-1856). Nghĩa là, chứng “sợ Nga” không phải là điều gì khác lạ mà là thứ virus đã thâm nhập sâu vào tâm trí của giới tinh hoa chính trị Phương Tây. Hiện nay Nga đã bước vào giai đoạn đối đầu gay gắt với một liên minh hiếu chiến gồm các quốc gia không thân thiện do Mỹ đứng đầu. Mục tiêu của kẻ thù của chúng ta là buộc Nga phải chịu thất bại chiến lược nhằm loại bỏ một đối thủ cạnh tranh địa-chính trị. Chiến lược mới của NATO được thông qua vào cuối tháng 6 năm 2022 tại Hội nghị thượng đỉnh Madrid đã công khai xác định Nga là mối đe dọa chủ yếu.

Sau khi Nga mở đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina, Phương Tây bắt đầu tách Nga ra khỏi các cấu trúc toàn cầu và khu vực- từ Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc đến Tổ chức du lịch thế giới và Hội đồng các quốc gia Biển Baltic. Đó là chưa kể hành động đê tiện của Phương Tây tẩy chay Nga trong lĩnh vực thể thao quốc tế đang làm biến chất ý nghĩa toàn cầu của Phong trào Olympic.

Tình hình lúc này đã có thể chứng tỏ rõ ràng Nga có thể trở nên mạnh mẽ hoặc sẽ không còn tồn tại. Trong đó, tất cả các biện pháp trừng phạt, áp lực quân sự, thông tin và chính trị cũng như mưu toan tách Nga ra khỏi thị trường và công nghệ toàn cầu chỉ có hiệu quả ở mức độ nào đó trong không gian bao gồm các quốc gia không thân thiện với Nga mà thôi.

Giành được chủ quyền trong mọi lĩnh vực của đời sống, bao gồm lĩnh vực tư tưởng, hệ thống chính trị, văn hóa, khoa học, kinh tế, tài chính và các lĩnh vực khác kết hợp với sự hợp tác quốc tế cởi mở và bình đẳng cùng có lợi là đảm bảo chắc chắn cho nước Nga phát triển bền vững và có vị thế xứng đáng trong trật tự thế giới đa cực.

Chiến dịch quân sự đặc biệt đang tạo ra nhiều khả năng cho Nga giành được quyền chủ quyền như vậy. Người Nga, người Chechnya, người Avars, người Tatars, người Yakuts, người Tuvans và đại diện của các dân tộc bản địa khác trong thành phần của quân đội Nga đa sắc tộc và đã dân tộc đang chống lại các đội quân của chế độ bù nhìn ở Kiev vốn dựa trên chủ nghĩa dân tộc cực đoan méo mó và sự tuân thủ một cách mù quáng, liều lĩnh và nhục nhã trước các chủ nhân của họ ở bên ngoài.

Lịch sử đã chọn nước Nga làm lực lượng kiên định và nhất quán trong cuộc đấu tranh bảo vệ sự thật và quyền của tất cả các quốc gia đang thúc đẩy quá trình hướng tới một trật tự thế giới mới. Không chỉ các quan điểm về chính sách đối ngoại của Nga mà cả sự ổn định của toàn bộ hệ thống quan hệ quốc tế phụ thuộc vào khả năng của chúng ta đóng vai trò liên kết và tạo ra “mạng lưới” các đối tác ưu tiên gồm nhiều nền văn minh trong thập kỷ tới.

Theo ĐẠI SỨ QUÁN NGA TẠI VIỆT NAM

Tags: , ,