Hà Lan có thật sự là một đất nước giàu có và bình yên?

Gần đây, nhiều người Việt Nam thi nhau ca ngợi Hà Lan là xứ sở giàu có, bình yên không tội phạm nên phải đóng cửa nhà tù. Sự thật có phải như vậy không?  

Theo một số thông tin được đưa trên trang Dutch News và QZ, Hà Lan chuẩn bị đóng cửa thêm một số nhà tù bởi số lượng tù nhân ngày một giảm. Ngoài ra, các thẩm phán đang đưa ra các mức án tù ngắn hạn hơn, điều đó đồng nghĩa với việc thời gian các tội phạm ở trong tù không kéo dài. Ngoài ra, các bài báo cũng nhấn mạnh đến việc tỷ lệ tội phạm ở Hà Lan không ngừng giảm. Nhưng người dân và những du khách đặt chân đến Hà Lan thừa hiểu đất nước mình không hề yên ả như các con số thống kê được công bố. Câu chuyện từ nhiều du khách từng có những trải nghiệm kinh hoàng ở Amsterdam và một số thành phố khác tại Hà Lan không hề hiếm.

Du khách John Baker người Anh từng kể lại trải nghiệm đáng sợ của anh khi đến thăm khu phố đèn đỏ vào tối muộn: “Tôi đã gặp một nhóm các chàng thanh niên trẻ tuổi đến sát mặt chúng tôi và quát tháo bằng tiếng Anh. Khi chúng tôi cảm thấy họ không có vẻ gì đùa giỡn, chúng tôi bỏ chạy và họ ném đá vào chúng tôi. Về đến khách sạn, tôi thắc mắc với chủ khách sạn thì họ trả lời rất thản nhiên rằng cảnh sát sẽ chẳng bao giờ can thiệp vào mấy vụ va chạm trên phố trừ khi thương tích quá lớn”.

Năm 2012, theo báo cáo của cơ quan thống kê châu Âu Eurostat, Amsterdam đứng thứ 4 tại châu Âu về số lượng các vụ giết người và những cái chết bất thường. Còn thành phố nổi tiếng Rotterdam cũng không ít năm được xếp vào danh sách thành phố nguy hiểm nhất châu Âu. Đó là còn chưa kể đến số lượng các vụ móc túi nhiều khi tăng đến 25%/năm.

Mại dâm là nghề hợp pháp ở Hà Lan. Các quán cà phê được phép bán cần sa với số lượng nhỏ. Tuy nhiên, gái mại dâm không kê khai thu nhập bằng tiền mặt, người bán cần sa không ghi hóa đơn. Tình hình này khiến họ dễ dàng rửa tiền cho các băng nhóm tội phạm. Theo phát ngôn viên của Amsterdam, phụ nữ, đặc biệt là dân nhập cư bất hợp pháp, thường bị buộc làm gái mại dâm nhưng ít người dám lên tiếng do sợ các quan chức nhập cư hoặc sự trả thù của bọn ma cô.

Nằm ở vị trí trung tâm của châu Âu với hệ thống cảng phát triển nhất thế giới trong nhiều thế kỷ, Hà Lan là điểm trung chuyển của rất nhiều loại hàng hóa giữa lục địa châu Âu và phần còn lại của thế giới. Trong số đó có ma túy, cần sa và gái. Hà Lan là một trong những điểm trung chuyển ma túy và gái mại dâm lớn nhất của thế giới.

Vì lợi ích kinh tế cùng nhiều lý do khác không thể biết hết mà chính phủ Hà Lan đã không thẳng tay càn quét hai tệ nạn này. Bởi thế số lượng hai loại tội phạm đó bị bắt giữ ở Hà Lan thấp. Nếu nhiều nước khác có chính sách đối với ma túy, cần sa và gái mại dâm giống như Hà Lan, chắc hẳn số lượng tù nhân của họ thấp hơn rất nhiều, và biết đâu họ cũng có nhiều nhà tù cần phải đóng cửa.

Một nghị sỹ Hà Lan đã tuyên bố rằng: “Nếu chính phủ Hà Lan thực sự quan tâm đến bắt giữ tội phạm thì vấn đề thừa nhà giam đã không xảy ra”.

Ông Frans Carbo, đại diện của một tổ chức phi chính phủ lớn tại Hà Lan, khẳng định: “Chính phủ Hà Lan làm mọi cách để con số tội phạm công bố ra càng thấp càng tốt. Ngành cảnh sát nước này đang cơ cấu lại, và trong quá trình cơ cấu, họ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm và bắt giữ tội phạm. Ngoài ra, ngành cũng đang muốn tiết giảm chi phí tối đa nên họ đóng cửa nhà tù, kế hoạch đó thực ra đã được khởi động từ năm 2013”.

Còn kết quả một cuộc khảo sát ý kiến người Hà Lan thực hiện năm 2014 cho thấy, đến 60% người dân nước này tin rằng tỷ lệ tội phạm của Hà Lan tăng trong 3 năm gần nhất.

Chuyện gái mại dâm ở Hà Lan không hề mới, người ta đã nhắc đến nó cả 7-8 thế kỷ nay và đến giờ vẫn thế. Với vị trí là cảng trung tâm của thế giới với hàng triệu thủy thủ và những nhà buôn ra vào tấp nập mỗi năm, sẽ khó để Hà Lan tránh được vấn đề gái mại dâm phát triển bùng phát. Hà Lan đã chính thức công bố hợp pháp hóa mại dâm từ năm 2000 với mục tiêu bảo vệ những người làm nghề mại dâm và thu được thuế. Tuy nhiên cuối cùng không ít đại diện của chính phủ Hà Lan khẳng định họ đã thất bại với chính sách này. Gái mại dâm chẳng được bảo vệ bởi chẳng ai muốn công khai danh tính và đóng thuế. Chính sách hợp pháp hóa mại dâm chỉ khiến gái mại dâm từ Đông Âu, Trung Đông đổ xô đến Hà Lan nhiều hơn, gái mới cạnh tranh gái cũ khiến mặt bằng giá thị trường giảm xuống. Công nghệ phát triển, nhiều cô gái tự rao bán mình trên các diễn đàn tình dục để khỏi bị quản lý.

Theo số liệu từ Bộ Ngoại giao Mỹ, Hà Lan cùng Nigeria, Bulgaria, Phần Lan, Guinea, Rumani và Trung Quốc là 8 nước có tình trạng buôn bán người tồi tệ nhất thế giới, cả phụ nữ và đàn ông đều bị bán. Các nạn nhân chủ yếu đến từ Phần Lan, Hungary, Nigeria, Angola, Sierra Leone, ngoài ra cũng có cả nhiều nạn nhân là người Ghana, Trung Quốc, Rumani, Bồ Đào Nha và chính người Hà Lan.

Những phụ nữ châu Âu dễ rơi vào tay bọn buôn người bao gồm người tị nạn, trẻ em, phụ nữ có visa phụ thuộc mà họ có được thông qua kết hôn giả hay những phụ nữ đến từ các nhà thổ ở Đông Á, châu Phi. Ngoài ra còn phải kể đến rất nhiều công dân Hà Lan chưa đến 18 tuổi bị lừa gạt qua các mạng lưới ở trên mạng Internet.

Tội phạm buôn bán ma túy nhỏ hoạt động trên phố mà không bị trừng phạt. Những tên trùm buôn lậu ma túy và các băng nhóm buôn người được tin là kiểm soát khu Đèn đỏ. Và Amsterdam đã chứng kiến một loạt vụ giết người kiểu xã hội đen trong những năm gần đây.

Chẳng có gì bí mật là ở hàng loạt nước châu Âu, cũng như trong một số bang ở Hoa Kỳ đã hợp pháp hóa những dạng ma túy “nhẹ” như cần sa và tài mà. Các nhà khoa học Mỹ Lynn Zimmer và John Morgan, khi tiến hành điều tra tình hình ở Hà Lan, nơi hợp pháp hóa cần sa, đã đến kết luận đầy thất vọng. Ở đất nước của hoa tulip, số người sử dụng cần sa trong thanh thiếu niên đã tăng 250%!. Phải nói thêm là ở Hà lan mức độ tội phạm đã tăng cao nhất châu Âu, sau khi mọc lên vô số những “tiệm cà-phê” bán thứ lá xanh độc hại.

Theo quan điểm của người Hà Lan, mỗi người có quyền tự quyết định về sức khỏe của riêng mình. Và họ tin rằng cái gì càng cấm thì nó càng được khao khát sử dụng. Chính vì vậy người Hà Lan chấp nhận việc lưu hành và kinh doanh hợp pháp một số chất gây nghiện dạng nhẹ như cần sa, thuốc lá gây nghiện, nhựa cần sa và dầu cần sa.

Tất cả các mặt hàng này được bán phổ biến ở hàng chục nghìn cửa hàng cafe khắp Hà Lan, với liều lượng không quá 5 gram cho một giao dịch, không bán cho trẻ em và không được phép quảng cáo theo quy định của pháp luật. Các chất gây nghiện hạng nặng như nấm ảo giác, cocaine, LSD, morphine và heroin đặc biệt hoàn toàn bị cấm. Ai bị bắt sẽ bị phạt tù. Luật pháp có vẻ rất nghiêm minh. Thế nhưng việc thực thi những quy định này hầu như không bị giám sát.

Theo số liệu của Cơ quan bài trừ ma túy Mỹ, ngành kinh doanh chất gây nghiện bất hợp pháp ở Mỹ là một trong những ngành có tỷ suất sinh lời cao nhất thế giới. Nguồn buôn các chất gây nghiện nặng vào Mỹ đến từ các băng đảng người Nga, người Israel, Đông Nam Á. Trong đó Hà Lan là một điểm trung chuyển chất gây nghiện cực lớn vào Mỹ.

Phần nhiều trong số các chất gây nghiện hạng nặng được bán đến Mỹ được sản xuất tại các nước khu vực Tây Âu, và Hà Lan có quy mô lớn nhất. Từ năm 1995, theo số liệu từ Cơ quan Thống kê Hà Lan, nước này đã có 35.000 gia đình trồng cần sa. Cơ quan bài trừ ma túy Mỹ nhấn mạnh dù chính phủ Hà Lan có nhiều chiến dịch truy quét những kẻ tội phạm sản xuất chất gây nghiện loại nặng, nhưng hoạt động vẫn phát triển âm thầm và mạnh mẽ.

Rất nhiều mạng lưới đầu não sản xuất chất gây nghiện hạng nặng đặt trụ sở tại Hà Lan và Bỉ. Chỉ riêng trong năm 2000, cảnh sát Mỹ đã bắt giữ ít nhất 3 vụ buôn thuốc lắc từ Hà Lan sang Mỹ với tổng số 2 triệu viên. Có đến hàng trăm nghìn viên thuốc lắc được gửi trong những bưu kiện hàng không với nội dung ghi bên ngoài là quần áo cũ gửi đến Mỹ. Từ đó đến nay, số vụ bắt giữ chất gây nghiện hạng nặng từ Hà Lan vào Mỹ là không kể xiết và không giảm qua các năm.

Theo số liệu của Liên minh châu Âu, trong năm 2013, tổng số thuế mà chính phủ Hà Lan thu được từ các cửa hàng cà phê có bán cần sa, các sản phẩm liên quan đến cần sa và các điểm dịch vụ tình dục trong các phố đèn đở ở Hà Lan đã đạt mức hơn 3 tỷ euro, cao hơn tổng quy mô của thị trường pho mát nội địa Hà Lan và tương đương hơn 1% GDP ở thời điểm năm 2001 và khoảng 0,5% GDP ở thời điểm năm 2014. Đó là con số thống kê chính thức, còn các số liệu từ một số tổ chức nghiên cứu thị trường khác như Travel Conference của Anh cho thấy không tính đến ngành sản xuất và kinh doanh ma túy, chỉ riêng mại dâm và các dịch vụ ăn theo liên quan đóng góp đến 5% GDP của Hà Lan.

Như vậy, nếu Hà Lan thực sự là một quốc gia giàu có, thì một phần quan trọng của sự giàu có này được xây dựng trên những ngành kinh tế không sạch sẽ. Và một sự giàu có như vậy chắc chắn không thể song hành cùng sự bình yên trong xã hội.

Theo ÂU MỸ THIÊN ĐƯỜNG

Tags: ,