⠀
Chùm ảnh: Hành trình từ Bắc Kinh đến Moskva bằng tàu hỏa năm 1998
Khám phá hành trình bằng đường sắt từ Bắc Kinh qua Ulan Bator đến Moskva năm 1998 qua loạt ảnh vô cùng hấp dẫn do một du khách phương Tây thực hiện.
Ảnh: Gunter Hartnagel / Flickr.
Khung cảnh gần Vạn Lý Trường Thành, nhìn từ chuyến tàu khởi hành từ Bắc Kinh đi Moskva trên tuyến đường sắt xuyên Siberia, tháng 7/1998.
Trên sân ga của một nhà ga gần Vạn Lý Trường Thành.
Khung cảnh của vùng nông thôn phía Tây Bắc Kinh.
Trên sân ga Đại Đồng ở tỉnh Sơn Tây.
Tấm biển ghi hành trình Bắc Kinh – Ulan Bator – Moskva trên một toa tàu, với ba thứ tiếng Nga, Trung Quốc và Mông Cổ.
Cảnh núi đồi và thảo nguyên ở Khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc.
Một ngôi làng bên tuyến đường sắt ở Nội Mông.
Khung cảnh ở địa phận Mông Cổ.
Thảo nguyên bao la của Mông Cổ, trên đường đến Ulan Bator, thủ đô Mông Cổ.
Bức ảnh này được chụp khi đoàn tàu đã tới gần Ulan Bator.
Trên sân ga Ulan Bator.
Hai cô gái hào hứng khi được chụp hình bên tượng đài ở ga Ulan Bator.
Quầy hàng ở ga Ulan Bator.
Một vị khách ngồi bên đống hành lý ở ga Ulan Bator.
Đoàn tàu rời Ulan Bator để hướng về vùng Siberia của Nga.
Thảo nguyên bao la ở phía Bắc Ulan Bator.
Thảm thực vật trù phú bên một con sông.
Nhân viên đường sắt ở ga Züünkharaa.
Các bé gái người Mông Cổ ở ga Züünkharaa.
Cảnh quan ở nước Nga, khi đoàn tàu vừa đi qua Irkutsk.
Một ngôi làng ở vùng Siberia.
Tàu dừng ở ga Krasnoyarsk. Những người bán hàng tranh thủ đến mời chào du khách mua các loại hàng hóa khác nhau – cảnh tượng quen thuộc khi tàu dừng ở các ga trên tuyến đường sắt xuyên Siberia.
Hoàng hôn ở ga Krasnoyarsk. Ga nằm ở Krasnoyarsk, thành phố lớn thứ tư Siberia.
Hình ảnh khác về hoàng hôn ở ga Krasnoyarsk.
Ga Oyash, vùng Novosibirskaya.
Tàu dừng ở Novosibirsk, thành phố lớn nhất Siberia, lớn thứ ba nước Nga.
Những ngôi nhà vùng nông thôn Siberia mùa hè, chụp khi tàu chạy từ Novosibirsk đến Omsk.
Khung cảnh ở sân ga Omsk, nằm ở thành phố lớn thứ hai Siberia.
Những người bán hàng rong xếp hàng dài mời chào du khách ở ga Omsk.
Kiến trúc cổ kính của ga Chelyabinsk, thuộc thành phố lớn thứ ba Siberia.
Ngôi nhà gỗ nằm bên rừng taiga.
Vùng nông thôn gần dãy núi Ural.
Trên sân ga Nizhny Novgorod, thành phố lớn thứ tư của Nga.
Các quầy hàng ăn “nhà làm” ở sân ga Vladimir. Đồ ăn ở đây ngon hơn so với các món ăn được phục vụ trên toa tàu.
Khung cảnh nông thôn nước Nga, giữa Vladimir và Moskva
Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG
Tags: Nga, Mông Cổ, Thế giới thập niên 1990, Siberia, Gunter Hartnagel, Trung Quốc