Bàn về hai mặt của mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc

Dạo gần đây, lên các diễn đàn và các trang mạng, chúng ta gặp vô vàn những bài báo, bình luận mang sắc thái không mấy tích cực về quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Hai mặt của mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc

Dân mạng chúng ta gọi Trung Quốc là “bọn Tàu khựa” và lên án họ vì những hành vi hiếu chiến và xâm hại chủ quyền lãnh thổ không chỉ của Việt Nam mà còn nhiều quốc gia khác ở khu vực Biển Đông. Nhưng chúng ta có nên tuyệt đối hoá khía cạnh này trong mối quan hệ Việt – Trung hay không?

Tôi cho rằng, xung đột và hợp tác luôn là hai mặt không thể tách rời trong mối quan hệ giữa các quốc gia. Khi nhìn nhận về mối quan hệ giữa hai quốc gia, chúng ta không thể tuyệt đối hoá một mặt nào.

Trước hết, tôi xin nói về sự xung đột giữa các quốc gia láng giềng:

Chắc chắn một điều là, trên thế giới, không chỉ có Việt Nam và Trung Quốc gây hấn với nhau, chắc chắn cũng không phải chỉ có Trung Quốc là quốc gia tham đất, hiếu chiến như vậy. Hãy cầm tấm bản đồ thế giới và lượt qua một lượt các bạn sẽ thấy rõ hơn:

– Thái Lan với Campuchia: tranh giành nhau đền Prek Vihia đã có đọ súng.
– Pakistan với Ấn Độ: tranh giành khu vực Kashmir, đã xảy ra chiến tranh.
– Nga với Nhật Bản: tranh giành lãnh thổ trên biển mà Nga gọi là chuỗi Đảo Kuril, nhật gọi là lãnh thổ phương Bắc.
– Hàn Quốc với Nhật Bản: tranh giành lãnh thổ trên biển mà Nhật gọi là cụm đảo Takeshima, Hàn Quốc gọi là đảo Dokdo.
– Nga với NATO (EU + Mỹ): tranh cãi về lá chắn phòng thủ tên lửa.
– Iraq vs Thổ Nhĩ Kỳ: vấn đề người Kurd.
– Israel với Palestine: cuộc chiến dải Gaza và vấn đề nhà nước độc lập của người Palestine.
– Mỹ với Cuba: Xung đột ý thức hệ.
v..v.

Có thể thấy là xích mích giữa các quốc gia láng giềng là điều không thể tránh khỏi và quy luật tất yếu: Kẻ mạnh thắng, người yếu thua. Bao giờ kẻ mạnh hơn cũng tham lam hơn và muốn chiếm nhiều hơn (kể cả với Việt Nam và các quốc gia láng giềng yếu hơn trong lịch sử).

Nếu chỉ nhìn nhận mối quan hệ giữa các quốc gia qua lăng kính của sự xung đột và mâu thuẫn thì thế giới này sẽ tràn ngập hận thù, chiến tranh và đau khổ. Đó chính là thực tế đen tối của lịch sử của nhận loại trong một thời kỳ dài của lịch sử, và đến nay vẫn hiện hữu, dù đã có phần suy giảm.

Có sự suy giảm đó chính là do nhận thức của con người về sự “Cộng sinh” giữa các quốc gia.

Đây là định nghĩa Cộng sinh trong tự nhiên: “Cộng sinh là mối quan hệ tương trợ giữa hai loài khác nhau nhằm đảm bảo duy trì quá trình sinh dưỡng cho cả hai”. Trên phương diện các lịch sử, đó là mối quan hệ tương trợ giữa các quốc gia khác nhau nhằm bảo đảm sự tồn tại và phát triển.

Do kiến thức có hạn nên tôi xin phân tích vài điểm nhỏ về quan hệ Cộng sinh giữa Việt Nam và Trung Quốc trên phương diện kinh tế, để thấy rằng, một sự việc bao giờ cũng có hai mặt của nó.

– Một là: Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc quá lớn vào kinh tế Trung Quốc, các ngành công nghiệp của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc. Nền công nghiệp Việt Nam là nền công nghiệp gia công hàng hóa (tức là nhập nguyên liệu từ các quốc gia khác để lắp ráp thành sản phẩm), nguyên liệu phụ liệu phụ kiện của Việt Nam lấy ở đâu? Chủ yếu từ Trung Quốc.

– Hai là: Trung Quốc được mệnh danh là “Công xưởng của thế giới”, tất cả các công ty trên thế giới đều đặt nhà máy tại Trung Quốc. Việt Nam là nước thứ 3 được lợi nhất từ việc này. Trong những năm gần đây, các công ty không chọn Thái Lan, Mianma, Philipin hay Malaysia vì lý do trên. Các công ty nước ngoài coi Việt Nam như một công xưởng phụ bên cạnh công xưởng chính là Trung Quốc.

– Ba là: Đối với hàng hóa Việt Nam, Trung Quốc là khách hàng tiêu thụ lớn nhất đặc biệt là mặt hàng nông sản. Kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc của Việt Nam bao giờ cũng rất lớn.

Tôi cho rằng nếu như “xoá sổ” Trung Quốc theo lời kêu gọi của những cái đầu nóng thì chưa chắc Việt Nam đã sống được.

THANH TÙNG

Tags: ,