⠀
Ảnh ‘không đụng hàng’ về đầu máy tàu hỏa ở Việt Nam năm 1996
Khám phá “bộ sưu tập” các loại đầu máy tàu hỏa ở Việt Nam năm 1996, được chụp lại qua ống kính của nữ du khách Australia Jennifer Lynas.
Ảnh: Ian Lynas Flickr.
Đầu máy Tự Lực số 141-122 tại ga Hà Nội năm 1996. Đây là dòng đầu máy chạy bằng hơi nước, đốt than được đóng theo kiểu dáng công nghệ của thương hiệu đầu máy Pháp Mikado, thập niên 1960.
Logo của đầu máy Tự Lực số 141-122.
Đầu máy cùng loại, số hiệu 141-165, đang khởi động ở ga Hải Phòng, 1996.
Đầu máy “đời mới” D4H-866 khoe dáng cạnh đầu máy cổ 141-165 tại ga Hải Phòng.
Cận cảnh đầu máy D4H-866. Đây là loại đầu máy được cải tạo từ dòng đầu máy diesel TU7 của Liên Xô, sản xuất vào thập niên 1970.
Một đầu máy D4H hoạt động ở ngoại ô Hà Nội.
Ba đầu máy D4H được ghép vào nhau để vượt địa hình đồi núi, đỗ tại ga Lào Cai, 1996. Ngày nay đầu máy D4H đã ngừng hoạt động.
Đầu máy TU7E-1555, “anh em họ hàng” với các đầu máy D4H, được dùng để chở than ở Quảng Ninh.
Đầu máy D5H-061 ở ga Lào Cai. D5H là dòng đầu máy diesel đã qua sử dụng mua từ Australia, được giao vào giai đoạn 1991-1995.
Một hình ảnh khác về đầu máy D5H-061.
Đầu máy D11H-332 ở chân đèo Hải Vân, 1996. Dòng đầu máy này được sản xuất tại tại Romania từ 1978 đến 1980.
Đầu máy D12E-650 tại ga Huế, 1996. Loại đầu máy này được sản xuất tại Tiệp Khắc, bắt đầu chuyển giao cho Việt Nam từ năm 1986.
Một đoàn tàu do đầu máy D12E kéo ở khu vực đèo Hải Vân.
Đầu máy D18E-602 dừng tránh tàu ở Huế, 1996. D18E là loại đầu máy diesel điện được Bỉ sản xuất và bàn giao cho Việt Nam năm 1983, hiện vẫn vận hành.
Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG
Tags: Hà Nội, Giao thông, Huế, Hải Phòng, Quảng Ninh, Việt Nam thập niên 1990, Lào Cai