Hình ảnh lịch sử về chiến dịch CQ-88: 4 – Núi Le, Thuyền Chài sẵn sàng chiến đấu

Nhìn Tư lệnh Giáp Văn Cương tự mình thị phạm cho chiến sĩ trên đảo, không ai biết rằng ông chỉ còn 1/3 dạ dày sau ca mổ năm 1980 và mang trong người một căn bệnh hiểm nghèo…

>> Hình ảnh lịch sử về chiến dịch CQ-88: 1 – Từ Cam Ranh đến Đá Đông
>> Hình ảnh lịch sử về chiến dịch CQ-88: 2 – Trên đảo Trường Sa Lớn
>> Hình ảnh lịch sử về chiến dịch CQ-88: 3 – Hòn đảo mang tên người thuyền trưởng
>> Hình ảnh lịch sử về chiến dịch CQ-88: 5 – Đối mặt với tàu chiến Trung Quốc
.

Đảo Núi Le. Tháng 5/1988

Đảo Núi Le nằm ở 80 46’ vĩ độ, 1140 11’ kinh độ Đông. Nằm cách đảo Tốc Tan 6,5 hải lý về phía Nam, chiều dài nhất của đảo là 10km, chiều rộng nhất là 5km.

Bãi san hô Núi Le có thềm san hô tương đối khép kín. Phía trong bãi san hô có hồ, chiều dài hồ khoảng 8,3km, chiều rộng khoảng 3,5km. Khi thủy triều xuống thấp, rải rác có những hòn đá nhô lên khỏi mặt nước. Hải quân nhân dân Việt Nam đóng giữ Núi Le từ ngày 2/3/1988.

Nhà báo Viết Thái với một chiến sỹ trên đảo Núi Le. Tháng 5 năm 1988.

Nhà cao cẳng và điểm ném đá xây nhà đá chẻ Núi Le

Chấp hành Chỉ thị của Bộ Tư Lệnh Hải quân về việc thực hiện nhiệm vụ CQ 88, ngày 28-2-1988 tàu HQ 633 đã đưa lực lượng công binh và vật liệu ra xây dựng nhà cao chân ở đảo Núi Le. Ngày 23-03-1988, đã hoàn thành và bàn giao cho cán bộ, chiến sỹ bảo vệ đảo, sau đó ta làm nhà cấp 2 và đưa ra thêm 1 pông tông. Được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng, năm 1997 xây dựng nhà lâu bền ở điểm A, năm 2001 xây nhà lâu bền ở điểm B.

Chiều trên đảo Núi Le.

Ném đá xây nhà đá chẻ ở Núi Le.

Đảo Thuyền Chài Tháng 5/1988.

Đảo Thuyền Chài nằm ở 80 13’ vĩ độ bắc, 1130 20’ 50” kinh độ Đông, cách đảo Trường Sa 87 hải lý về phía Đông Nam, cách đảo An Bang 22 hải lý về phía Đông Bắc.

Đảo có chiều dài khoảng 34 hải lý, chỗ hẹp nhất khoảng 2km, chỗ rộng nhất khoảng 6km. Từ Đông Bắc đảo sang Tây Nam của đảo khoảng 20km, thềm san hô bao quanh bên ngoài rộng từ 200 – 300m. Đảo Thuyền chài có 3 bãi cát nhô lên, giữa bãi san hô của đảo có lòng hồ, chiều dài của hồ khoảng 20km, chiều rộng trung bình 3km, hồ có độ sâu từ 3 – 10m và có nhiều đá mồ côi lập lờ dưới mặt nước, hồ này thích hợp với các tàu đánh cá có trọng tải nhỏ vào neo đậu khi gặp sóng to, gió lớn. Trong lòng hồ các loại Cá, Vích, Ốc nón, Ốc nhảy, Bào ngư, Hải sâm nhiều hơn nơi khác.

Tháng 4/1978, 1 phân đội được đưa ra đóng giữ đảo Thuyền Chài, nhưng do điều kiện vật chất chưa bảo đảm nên tháng 5/1978 phân đội được rút về đất liền.

Ngày 6/4/1983, ông Hồ Ngọc Nhường – Chủ tịch UBND tỉnh Phú Khánh dẫn đầu đoàn công tác của tỉnh ra thăm và đặt mốc chủ quyền Việt Nam trên đảo Thuyền Chài. Từ tháng 1/1987 đến giữa năm 1987, việc xây dựng nhà lâu bền trên đảo Thuyền Chài được hoàn thành.

Từ trái qua phải, một nhà cao cẳng nối với nhà xây lâu bền thế hệ thứ nhất bằng một chiếc cầu ghi sắt; một pông-tông mà anh em thường gọi là “căn cứ nổi” được gắn chặt với nền san hô ngầm bằng những chiếc neo, mỗi neo nặng 1 tấn. Trên căn cứ nổi có đủ phòng ở, khoang chứa thực phẩm, cột cờ, sân chơi và trận địa chiến đấu cùng nhiều thiết bị phục vụ sinh hoạt.

Nhà đá chẻ nhìn từ nhà cao cẳng.

Văn công vào đảo.

Chào cờ đầu tuần trên đảo Thuyền Chài. Tư lệnh Giáp Văn Cương từ nhà đá chẻ hướng về pông tông để chào cờ.

Kiểm tra sẵn sàng chiến đấu trên đảo Thuyền Chài.

Nhà cao cẳng và nhà đá chẻ được nối với bằng một chiếc cầu làm bằng ghi sắt.

Khi có lệnh báo động chiến sĩ từ nhà cao cẳng phải nhanh chóng cơ động sang nhà đá chẻ.

Nhìn vị tướng tự mình thị phạm cho chiến sĩ, không ai biết rằng Tư lệnh Giáp Văn Cương chỉ còn 1/3 dạ dày sau ca mổ năm 1980 và mang trong người một căn bệnh hiểm nghèo.

Mùa đông năm 1990, Tư lệnh Giáp Văn Cương đã mất tại Bệnh viện Quân y 108 Hà Nội

Đô đốc Giáp Văn Cương, mà chiến sĩ  hải quân hay gọi bằng cái tên trìu mến “bố Cương”, Tư lệnh quân chủng Hải quân, kiểm tra sẵn sàng chiến đấu trên đảo Thuyền Chài. Trung tá Đỗ Xuân Công (Áo trắng đứng sau Đô đốc GVC ), sau này là Phó Đô Đốc Tư lệnh quân chủng Hải quân.

Ngày đó, hầu hết các đảo chìm họ ghé thăm đều chỉ có chiếc nhà cao chân rộng vài chục mét vuông. Công binh đang khẩn trương xây dựng nhà lâu bền trên một số đảo. Để lên đảo, mọi người phải đi xuồng, được thủy thủ đẩy qua bãi san hô cập chân nhà.

Tới mỗi đảo, Đại tướng Lê Đức Anh và Đô đốc Giáp Văn Cương đều thăm hỏi cán bộ chiến sĩ, rất thân tình, gần gũi. “Nhưng trong công việc, các ông ấy quyết liệt, nghiêm khắc lắm”. Viết Thái kể, rồi cho chúng tôi xem ảnh Đô đốc Giáp Văn Cương tự tay sửa tư thế ngắm bắn AK của chiến sĩ, tự tay chỉnh tầm cho khẩu 12 ly 7 khi kiểm tra sẵn sàng chiến đấu ở đảo Thuyền Chài…

Lính đảo Thuyền Chài sẵn sàng tiêu diệt kẻ xâm lược.

Bác Nguyễn Viết Thái đứng giữa.

Các ca sĩ biểu diễn bên trong nhà đá chẻ đảo Thuyền Chài.

Dưới gầm nhà cao cẳng Thuyền Chài, các chiến sỹ nghĩ ngơi và ca hát.

Chổ này là nơi mát mẻ dễ chịu nhất nhà cao cẳng khi thủy triều xuống thấp.

Một chú cá mập lượn lờ bên dưới nhà cao cẳng đảo Thuyền Chài.

Chỉ tiếng cánh chim quanh lều nghe đã căng nhức óc
Sủi tăm dưới chân sàn, bóng mập lượn vòng quanh…

(Đảo Thuyền Chài, 1978 Trần Đăng Khoa)

Phút nghỉ ngơi của lính: viết thư cho gia đình ,người thân. Tờ giấy viết thư thời bao cấp đen thui.

Phút nhớ nhà.

Biểu diễn cho lính công binh.

>> Hình ảnh lịch sử về chiến dịch CQ-88: 1 – Từ Cam Ranh đến Đá Đông
>> Hình ảnh lịch sử về chiến dịch CQ-88: 2 – Trên đảo Trường Sa Lớn
>> Hình ảnh lịch sử về chiến dịch CQ-88: 3 – Hòn đảo mang tên người thuyền trưởng
>> Hình ảnh lịch sử về chiến dịch CQ-88: 5 – Đối mặt với tàu chiến Trung Quốc
.

Theo VAPUTIN / PARACELISLANDS.ASI

Tags: , ,