Cứ ‘chụp gái’ là phải ‘xóa phông’ tít mù: Một quan niệm nhiếp ảnh ngớ ngẩn

Có một tiêu chuẩn khá thịnh hành trong dân chụp ảnh hiện nay, đó là chụp chân dung thì nhất định phải xóa phông. Đây không phải là một tiêu chuẩn sai. Tuy nhiên liệu nó có đúng trong mọi trường hợp và khi chụp thì trường hợp nào nên xóa và trường hợp nào không nên xóa.

Ảnh minh họa.

Nếu thường xuyên theo dõi các giải thưởng nhiếp ảnh thế giới, các bạn sẽ thấy hầu hết những bức đoạt giải thưởng chân dung thường hiềm khi xóa phông, hoặc có thế là xóa rất ít. Nhưng trong nước thì ngược lại, hoặc ít nhất là phong trào chụp ảnh gần đây của giới trẻ. Ảnh luôn được xóa phông tít mù.

Thật ra, khi dùng đến kỹ thuật xoá phông, một mặt bạn muốn nhấn mạnh chủ thể rõ nét trên một hậu cảnh mờ ảo và thứ hai bạn chẳng cần tới những chi tiết của hậu cảnh, kỹ thuật này nó quá “hớp hồn” cho bất cứ ai mới cầm máy, và gần như được xem là một chuẩn mực trong vệc chụp chân dung, và những cuộc chạy đua “vũ trang” liên tục tìm kiếm những ống kính có độ mở khẩu cực to, và người ta dần dần đi vào một lối hẹp, một con đường sáo mòn duy nhất…

Chúng ta cứ mãi mê bị những “ảo giác” mờ ảo của những khẩu mở 1.8-1.4 thậm chí 1.2 và quên mất rằng để hướng tập trung vào chủ thể, vào khuôn mặt chúng ta có rất nhiếu cách sáng tạo, chẳng hạn như dùng ánh sáng nóng trên một hậu cảnh ánh sáng lạnh, hay sự tưong phản sắc màu, hay sự sáng tối của ánh sáng vẫn tạo nên một sự tập trung cao độ của người xem mà chẳng cần gì xoá phông cả.

Một điều đặc biệt trong thể loại chân dung là bạn hãy nhớ đôi khi những chi tiết hậu cảnh sẽ làm bật lên chủ thể rất nhiều, với điều kiện bạn phải biết liên kết giữa hậu cảnh và chủ thể.Ví dụ chụp một bà lảo ăn xin nếu có một hậu cảnh là một chiếc chiếu rách với cây gậy tre cũ kỹ chắc chắn sẽ chạm đến cảm xúc người xem hơn hẳn thay vì chỉ một khuôn mặt bà lão rõ nét trên một hậu cảnh mờ nhoè.



Những vấn đề trên có vẻ hơi hàn lâm với nhiều người. Nhưng đến đây, mình xin được phép viết lại một cách “bình dân hóa” hơn. Thợ chụp ảnh hay nâng cấp lên một chút là nhiếp ảnh gia đều biết đến cái gọi là quan điểm nghệ thuật, nói dễ hiểu là gu thẩm mỹ. Tùy tưng người mà gu thẩm mỹ sẽ khác nhau. Thói đời ở đâu lại đi quy định cái gọi là nguyên tắc xóa phông hay không khi chụp hình.

Giống như khi vẽ, nếu giỏi thì cả bối cảnh cho nhân vật cũng vẽ cho ăn khớp với nhân vật, còn mới biết vẽ thì tập trung mà diễn tả cảm xúc của nhân vật trên tờ giấy trắng. Đến khi thành lão làng rồi thì có hay ko có cái nền tùy thuộc vào bạn.

Nhiếp ảnh là nghệ thuật nên những quy tắc chỉ làm cho nó bị gò bó và khiến chúng ta đi theo những lối mòn trong sáng tác. Bạn nên cân nhắc thật rõ bạn muốn truyền đến người xem điều gì ở khuôn mặt ấy,những chi tiết hậu cảnh có thực sự cần thiết hay không, nếu hậu cảnh chỉ lả những chi tiết bầy hầy, không liên thì bạn hãy tận dụng vũ khí mà bạn đang có với khẩu mở lớn nhất, còn nếu hậu cảnh với những vật thể, những sắc màu, đường nét, độ sáng tối…có thể nói được ý nghĩ của bạn thì hãy đừng vội, và với lúc ấy, trong tay bạn chỉ có một đồ nghề ít tiền với độ mở khẩu lớn nhất là 4.5 chẳng hạn thì bạn hãy yên tâm xiết khẫu lên 8, thận chí với F11 mà bắn như một tay súng cự phách nhất…

Theo DANGHV / CONGNGHE5GIAY.COM

Tags: