Chùm ảnh: Thế giới kỳ thú ít người biết của các loài cỏ dại

Chiếm phần lớn số loài trong bộ Hòa thảo (Poaceae), các loài cỏ dại rất đa dạng về hình thái và kích thước. Nhiều loài có những ứng dụng thú vị trong cuộc sống.Chùm ảnh: Thế giới kỳ thú ít người biết của các loài cỏ dại

Cỏ bấc đèn (Juncus effusus) cao 1,5 mét, sinh trưởng mạnh ở các vùng đất ẩm, kém màu mỡ ở nhiều châu Lục. Thân hình trụ của loài cỏ dại này chừa đầy mô xốp, gọi là nhu mô.

Cỏ lăng phong lớn (Briza maxima) cao 60 cm, là loài cây thường niên phân bố ở châu Âu. Chúng có các cụm hoa trên cuống cực mảnh, chỉ cần gió nhẹ là rung rinh.

Yến mạch giả (Arrhenatherum elatius) cao 1,8 mét, phố biến khắp lục địa châu Âu. Là họ hàng hoang dã của yến mạch, chúng đã lan rộng đến nhiều vùng khác trên thế giới.

Cỏ đuôi chó (Cynosurus cristatus) cao 75 cm, là loài cỏ lưu niên phân bố từ châu Âu đến Tây Á. Chúng có thân mọc thấp nhưng cuống hoa vươn khá dài. Chịu được sự giẫm đạp, loài cỏ này thường được trồng làm thảm cỏ ở sân vườn, công viên.

Cỏ chân gà (Dactylis glomerata) cao 1,3 mét, thường mọc ở các đồng cỏ và bãi cỏ khô ở lục địa Á – Âu và Bắc Phi. Loài cỏ phổ biến này có chùm hoa kép dễ nhận dạng.

Chùm ảnh: Thế giới kỳ thú ít người biết của các loài cỏ dại

Cỏ đuôi thỏ (Lagurus ovatus) cao 35 cm, mọc chủ yếu ở ven biển Địa Trung Hải. Các cụm hoa có lông tơ mềm đặc trưng của chúng rất được chuộng trong nghệ thuật cắm hoa khô.

Lau sậy (Phragmites australis) cao 6 mét, mọc nhiều ở các vùng nước nông ở cả khu vực nhiệt đới và ôn đới của thế giới. Chúng có thể xâm chiếm những vùng rộng lớn nhờ phần thân bò lan.

Cỏ lau hoa vàng thơm (Anthoxanthum odoratum) cao 1 mét, là loài thực vật bản địa của lục địa Á – Âu. Loài cỏ này chứa một chất hóa học tên là cumarin, khiến chúng có mùi dễ chịu khi mới cắt.

Hòa luân sinh (Agrostis stolonifera) dao 40 cm, là loài cỏ lưu niên phổ biến khắp thế giới. Chúng có cụm hoa dạng lông chim, lan rộng nhờ phần thân bò lan.

Sả Java (Cymbopogon nardus) cao 3 mét, có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Á châu. Chúng cho tinh dầu dùng làm nước hoa và xua đuổi côn trùng.

Cỏ hắc mạch lưu niên (Lolium perenne) cao 90 cm, có nguồn gốc Á – ÂU, nay đã phổ biến khắp thế giới. Loài cỏ này được sủ dụng nhiều ở các bãi cỏ công viên và sân thế thao.

Cỏ lông mịn (Holcus lanatus) cao 80 cm, là một loài cỏ châu Âu phổ biến ở các đổng cỏ ẩm ướt. Lá của chúng có lông mềm, mịn như nhung.

Cói dúi mảnh (Isolepis cernua) cao 30 cm, phân bố rộng ở các vùng ôn đới của thế giới. Chúng còn được gọi là “cỏ sợi quang” do có các thân mảnh màu xanh, ở ngọn là các cụm hoa màu bạc.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG 

Tags: ,