Chùm ảnh: Những loài nấm tán kỳ lạ nhất thế giới

Trong thế giới của nấm, bộ Nấm tán (Agaricales) gồm những loài nấm có thể quả (phần nâng đỡ các tế bào sinh bào tử) nạc, không có chất gỗ. Các loài nấm tán rất đa dạng về hình thái, nhiều loài gây bất ngờ với diện mạo kỳ lạ của mình.

Nấm đùi gà (Coprinus comatus) cao 2-6 cm, phổ biến ở các vùng đất bị áo trộn và vệ đường ở lục địa Á – Âu và Bắc Mỹ. Mũ loài nấm tán này cao, có lông xù dễ nhận biết.

Nấm bọc xám (Bovista plumbea) có đường kính 1-3 cm, phân bố ở lục địa Á – Âu và Bắc Mỹ. Bê fmawtj của loài nấm hình cầu này nhẵn khi còn nòn, khi về già thì vỏ ngoài bong ra, mỏng như giấy, để lộ phần bên trong.

Nấm trứng khổng lồ (Calvatia gigantea) có đường kính 20-50 cm, mọc trên các bờ giậu, cánh đồng và vườn nhà khắp lục địa Á – Âu và Bắc Mỹ. Loài nấm to bằng quá bí ngô này thể quả màu trắng, nhẵn, mặt bên trong có màu từ trắng đến vàng.

Nấm tán vẩy lông (Chlorophyllum rhacodes) cao 5-15 cm, phân bố ở lục địa Á – Âu và Bắc Mỹ. Loài nấm này có mũ màu nâu phủ các sợi dài lờm xờm, vòng nấm có hai rìa, thịt nấm ửng đỏ và cuống gốc phình ra.

Nấm bọc gai (Lycoperdon echinatum) cao 1-3 cm, sống trong rừng sồi ở lục địa Á – Âu và Bắc Mỹ. Chúng có nhiều đám gai dài chụm lại ở đầu mút và các bào tử màu nâu tía.

Nấm bọc hình trái lê (Lycoperdon pyriforme) dài 1-2,5 cm, phổ biến ở lục địa Á – Âu và Bắc Mỹ. Loài nấm này mọc trên gỗ, khi còn non khá cứng, gốc cuống nấm có đám sợi nấm dạng rễ hiện rõ.

Nấm cà kheo cát (Battarrea diguetii) cao 3-5 cm, mọc trên đất pha cát rất khô ở Bắc Mỹ. Loài nấm cuống cao này mọc ta từ một “quả trứng” dai, mũ nấm màu nâu chứa bào tử.

Nấm diệt ruồi (Amanita muscaria) cao 6-15 cm, phổ biến ở lục địa Á – Âu và Bắc Mỹ. Loài nấm rất nổi tiếng này mọc nhiều dưới gốc cây tùng bách. Dù là nấm độc, con người có thể ăn được chúng sau khi đã luộc chín.

Nấm san hô tím (Clavaria zollingeri) dài 4-8 cm, mọc ở các đồng cỏ và rừng có rêu ở lục địa Á – Âu và Bắc Mỹ. Loài nấm hiếm này có nhiều nhánh giống gian hô màu tím.

Nấm chùy trắng (Clavaria fragilis) dài 3-10 cm, mọc ở khác khu rừng và đồng cỏ của lục địa Á – Âu. Chúng mọc thành cụm sít nhau gồm nhiều chùy đơn, màu trắng tinh.

Nấm gạc nai vàng (Clavulinopsis corniculata) dài 5-15 cm, tương đối phổ biến ở các đồng cỏ đất chua chưa cải tạo và các bãi đất phát quang có cỏ mọc trong rừng thuộc lục địa Á – Âu. Chúng có màu vàng óng, chia thành nhiều nhánh như gạc nai.

Nấm phễu lớn (Leucopaxillus giganteus) có đường kính 12-40 cm, thường mọc thành vòng rộng, phân bố ở lục địa Á – Âu và Bắc Mỹ. Loài nấm lớn màu trắng này có các phiến nấm men xuống cuống, vành mũ nấm cuộn vào trong và cuống ngắn.

Nấm que (Macrotyphula fistulosa) dài 5-25 cm, thường mọc thành đám lớn, phân bố ở lục địa Á – Âu và một số vùng ở Bắc Mỹ. Chúng có dạng que cao, mảnh, bám trên cành cây gấy và xác gỗ cứng trên mặt đất.

Nấm hàu đa dạng (Crepidotus variabilis) có đường kính 0,5-3 cm, là một trong vài loài nấm có dạng như thịt con hàu ở lục địa Á – Âu và Bắc Mỹ. Loài này thường không có cuống nấm, mũ nấm khô có các sợi rất nhỏ.

Nấm tiểu tiên (Galerina calyptrata) dài 0,3-0,8 cm, phân bố ở lục địa Á – Âu. Đây là một trong những loài nấm chỉ có thể nhận dạng qua kính hiển vi. Mũ nấm tròn, màu nâu cam, có khía.

Nấm dù lông ngựa (Marasmius androsaceus) dài 0,3-1 cm, phân bố ở lục địa Á – Âu. Cuống nấm mảnh như sợi tóc, mang màu đen đặc trưng. Mũ nấm có những lằn rãnh tỏa tròn màu nâu phớt hồng.

Nấm tổ chim (Crucibulum laeve) có đường kính 0,5-1 cm, phân bố ở lục địa Á – Âu và Bắc Mỹ. Loài nấm phổ biến này trông như tổ chim thu nhỏ, có các bọc hình trứng chứa bào tử, thường khó nhận thấy trên gỗ mục.

Nấm tổ chim lằn ống (Crucibulum striatus) có đường kính 0,5-1 cm, mọc trên gỗ mục khắp lục địa Á – Âu và Bắc Mỹ. Chúng có đặc điểm nhận biết là hình dạng như cái tổ cao, màu nâu, bên trong có lằn ống, bên ngoài có lông phủ, chứa khoảng 10-15 bọc hình trứng.

Nấm bạc lá (Chondrostereum purpureum) dài 2-5 cm, thường thấy trên cây anh đào và cây mận ở lục địa Á – Âu và Bắc Mỹ. Khi còn non, mặt dưới loài nấm này có màu tím, sau sẫm dần thành màu nâu tím.

Nấm ma trơi (Omphalotus illudens) dài 5-15 cm, phân bố khắp lục địa Á – Âu và Bắc Mỹ, Loài nấm độc màu cam tươi này rất nổi tiếng do có khả năng phát ra ánh sáng màu xanh lục trong đêm tối.

Nấm trái đào nhăn (Rhodotus palmatus) cao 2,5-10 cm, mọc trên cây gỗ du ở lục địa Á – Âu và Bắc Mỹ. Loài nấm hiếm này có mũ nấm nhăn, màu hồng như trái đào và có mùi trái cây.

Nấm bào ngư (Pleurotus ostreatus)rộng 6-20 cm, thường mọc trên thân cây hay các khúc gỗ ở lục địa Á – Âu và Bắc Mỹ. Các mũ nấm của chúng giống như những lớp ngăn kệ có màu sắc đa dạng từ lục pha lam đến da bò nhạt. Chúng gần như không có cuống nấm.

Nấm lưỡi bò (Fistulina hepatica) rộng 10-25 cm, rất phổ biến ở những vùng khí hậu tương đối ấm ở lục địa Á – Âu và Bắc Mỹ. Loài nấm này trông như miếng thịt sống, thường tiết dịch màu đỏ máu.

Nấm chân chim (Schizophyllum commune) rộng 1-5cm, phân bố ở lục địa Á – Âu và Bắc Mỹ. Loài nấm hình quạt này có đặc điểm nhận dạng là bào tầng giống phiến nấm ở mặt dưới mũ nấm.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG 

Tags: ,