⠀
Chùm ảnh: Những điều thú vị ở đất nước Iran
Nhiếp ảnh gia du lịch người New Zealand Amos Chapple đã ghi lại nhiều hình ảnh đẹp về đất nước và con người Iran qua 3 lần ghé thăm đất nước này.
Làng Palangan, trên một dãy núi ở gần biên giới với Iraq. Palangan là một điển hình trong rất nhiều khu dân cư nông thôn ở đất nước Iran, vốn được chính phủ hỗ trợ. Nhiều người dân được nhận vào làm ở các trang trại cá gần đó, hay là thành viên có trả lương của lực lượng dân quân Basij, những người có trách nhiệm ngăn chặn tình trạng Tây hoá và giữ lại tất cả những gì về cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979 và lãnh tụ Ayatollah Khomeni, bao gồm cả việc giữ gìn các đạo luật hà khắc đối với việc ăn mặc của phụ nữ và mối quan hệ nam nữ.
Một công nhân làm việc trong ngôi đền Vakil, ở thành phố Shiraz, Iran. Ngôi đền này giờ được biến thành một điểm du lịch tuy nhiên có khá ít người tới đây. Mặc dù ngành du lịch ở Iran đang trên đà phát triển, nhưng khách phương Tây chỉ chiếm khoảng 10% trên tổng số khách.
Tại khu cung điện Sa’adabad ở phía Bắc Tehran, các nhà cách mạng Hồi giáo đã cưa một bức tượng của nhà vua (Shah) bị phế truất còn một nửa. Ngày nay, học sinh được đưa đi tham quan cung điện này để tìm hiểu về nơi mà nhà vua đã sinh sống.
Những người phụ nữ đứng trên các con đồi phía trên Tehran. Mặc đồ kín đáo, bao gồm cả khăn trùm đầu là một điều bắt buộc đối với phụ nữ ở nước cộng hoà Hồi giáo này; nhưng định nghĩa chính xác về “sự nhu mì” là không rõ ràng, điều đó dẫn đến những mâu thuẫn giữa các cô gái trẻ và nhà cầm quyền vào mỗi mùa Xuân. Bên ngoài các trạm xe điện thường có các cảnh sát nữ kiểm tra hành khách đi qua. Nếu một phụ nữ mặc đồ được cho là “không nhu mì” thì cô ta sẽ bị bắt giam. Năm 2010, một tu sĩ ở Tehran đã cáo buộc rằng việc động đất xảy ra nhiều ở Iran là do phụ nữ mặc đồ hở hang khiến cho đàn ông lạc lối.
Một người chăn cừu đưa đàn cừu của anh ra khỏi các đồng cỏ trên vùng núi ở gần biên giới giữa Iran/Iraq.
Một góc Tehran nhìn từ bên trong một toà tháp ở đền Sepahsalar.
Khu lăng tẩm của lãnh tụ Ayatolla Khomeini ở Tehran. Công trình này đã được xây dựng trong 23 năm và với tình hình khủng hoảng kinh tế hiện nay thì ngày hoàn thành sẽ còn kéo dài lâu hơn.
Một thanh niên trẻ tuổi đi bộ qua những tia sáng đầy màu sắc chiếu qua khung cửa sổ kính ở Tehran Bazaar. Dưới thời Khomeini, người Iran được khuyến khích sinh nhiều con để tạo ra những gia đình lớn. Đến năm 2009, gần 70% người Iran có độ tuổi dưới 30, tuy nhiên theo một số báo cáo, đất nước này có ít tôn giáo nhất ở vùng Trung Đông.
Thành cổ Ba Tư, nơi ở của Hoàng đế Ba Tư cổ đại. Người Ả rập đã chinh phục Ba Tư và tạo nên cuộc Hồi giáo hoá đất nước Iran nhưng ngôn ngữ Farsi của người Iran vẫn sống. Nhà thơ Ferdowsi sống ở thế kỷ XI, được xem là “Homer của Iran”, đã viết một trường ca bằng ngôn ngữ Farsi với rất ít sự ảnh hưởng của ngôn ngữ Ả rập. “Book of Kings” (Sách của những vị vua) đã góp phần gìn giữ ngôn ngữ Farsi – một trong những ngôn ngữ lâu đời nhất thế giới. Book of Kings kết thúc với cuộc xâm lược của quân Ả rập, miêu tả lại một giai đoạn đen tối của Ba Tư.
Hai cậu bé sinh đôi đi tàu điện ngầm Tehran Metro.
Ở Tehran, một triển lãm trưng bày bộ sưu tập các tác phẩm nghệ thuật hiện đại có giá trị 2,5 triệu USD được tổ chức bởi Bảo tàng nghệ thuật đương đại. Trong một buổi triển lãm vào năm 2011, các tác phẩm của những nghệ sĩ Warhol (ảnh), Pollock, Munch, Hockney và Rothko đã được trưng bày lần đầu tiên kể từ khi chủ của chúng là nữ hoàng Farah Pahlavi bị buộc phải rời Iran cùng với chồng, vị vua cuối cùng của Iran.
Tượng một con chim ở khu Thành cổ Ba Tư. Sau cuộc cách mạng Hồi giáo, nhiều tu sĩ lên tiến kêu gọi phá huỷ công trình này, nhưng các quan chức đã không ủng hộ.
Những dòng chữ được vẽ trên một bức tường của đại sứ quán Mỹ cũ tại Tehran.
Một người đàn ông làm công việc canh giữa các máy móc xây dựng đường ở vùng núi gần biên giới Iran/Iraq. Vùng biên giới này có rất nhiều những kẻ buôn lậu rượu từ Iraq (rượu được buôn bán và sử dụng hợp pháp) vào các ngôi làng ở phía Iran. Từ đó, rượu tiếp tục được chuyển về các thành phố lớn. Tại Tehran, một lon bia ở “chợ đen” có giá khoảng 10 USD.
Hai binh sĩ bị tấn công trong một toa tàu điện ngầm ở Tehran. Cả 2 đã bị buộc phải xuống ở trạm kế tiếp, không rõ nguyên nhân vụ việc là thế nào.
Tháp Azadi (Tự do), cổng vào thành phố Tehran được thiết kế vào năm 1966 bởi kiến trúc sư 24 tuổi Hossein Amanat.
Một người đàn ông ở phía Nam Tehran, khu vực của giai cấp lao động. Trong vòng 14 tháng qua, các biện pháp thắt lưng buộc bụng đã khiến đồng tiền của Iran giảm một nửa giá trị và tình trạng lạm phát tăng. Cuộc sống trở nên khó khăn hơn bao giờ hết đối với những người dân Iran bình thường.
Một chiếc đĩa kỷ niệm của vị cựu vương của Iran tại một cửa hàng đồ cổ ở Shiraz.
Hai người chăn cừu lùa đàn cừu đi đến các đồng cỏ.
Một nhóm các bạn trẻ chụp ảnh trên các ngọn đồi ở Tehran.
Theo TINHTE.VN / THE ATLANTIC
Tags: Iran