Người Nga nói về việc Việt Nam và Trung Quốc ‘lên án Nga xâm lược Ukraina’

Vậy thì đó là sự “quay xe” hay “thắng lợi”? Các quý vị tự đưa ra câu trả lời cho chính mình!

Người Nga nói về việc Việt Nam và Trung Quốc ‘lên án Nga xâm lược Ukraina’

Phát biểu của ông Dmitry Polyansky, phó Đại diện thường trực thứ nhất Liên bang Nga tại Liên Hợp Quốc.

>> Sự thật về việc Việt Nam bỏ phiếu thuận ‘lên án Nga xâm lược Ukraina’

Vừa qua, một số phương tiện truyền thông của Ukraina bắt đầu ra sức tuyên truyền về cái gọi là “thắng lợi” của họ vì một số đối tác then chốt của chúng ta bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết “lên án Nga xâm lược”. Tôi thấy cần phải làm rõ câu chuyện này.

Nghị quyết vừa được Liên hợp quốc thông qua không phải là một nghị quyết “chuyên đề” khác trong khuôn khổ phiên họp đặc biệt được tổ chức kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraina mà chỉ là nghị quyết thường niên và thường kỳ về sự hợp tác giữa Liên Hợp Quốc với Hội đồng Châu Âu (CE) được đưa ra bỏ phiếu tại Đại hội đồng vào ngày 26/4.

Để hiểu rõ hơn về bối cảnh, cần thấy rằng các nghị quyết về hợp tác giữa Liên Hợp Quốc với các tổ chức khu vực vẫn thường được thông qua theo định kỳ khác nhau và luôn nhận được đồng sự thuận, chỉ mang tính chất định hướng rất chung và chưa bao giờ bị chính trị hóa. Có rất nhiều tổ chức như vậy và các quốc gia khác nhau trên thế giới quan tâm đến việc nhận được sự ủng hộ của Liên Hợp Quốc đối với các tổ chức khu vực “của họ”. Một trình tự tương tự đã tồn tại cho đến gần đây nhưng nó đã bị vi phạm. Hãy đoán xem ai đã vi phạm? Chính là Ukraina!

Trong Lời mở đầu của nghị quyết thường niên về sự hợp tác giữa Liên Hợp Quốc và CE, Ukraina và các nước Phương Tây đã bổ thêm sung vào một nội dung mang tính chất chính trị (PP9), hoàn toàn không liên quan đến chủ đề của nghị quyết. Động thái này đặt nhiều quốc gia vào thế khó xử. Rút cuộc, nếu họ không ủng hộ nghị quyết này, các nước Phương Tây có thể trả đũa họ bằng kinh tế khi bỏ phiếu về một nghị quyết mà họ cần nhận được sự ủng hộ. Nhiều đối tác của chúng ta là thành viên của Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) và Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS v.v. bị lâm vào tình huống khó xứ này. Do đó, họ đã làm như sau: họ không ủng hộ nội dung bổ sung thêm trong một cuộc bỏ phiếu riêng và vẫn bỏ phiếu cho toàn bộ văn bản, nhưng đưa ra tuyên bố diễn giải rằng họ không ủng hộ việc chính trị hóa nghị quyết về hợp tác của Liên Hợp Quốc với các tổ chức nhân đạo.

Tất nhiên, Ukraina và các nước Phương Tây đã bỏ qua động thái này, nhưng đối với những ai làm việc tại Liên Hợp Quốc thì mọi chuyện đều rất rõ ràng. Ukraina “đạt được” ba điều. Điều a) là một nghị quyết đồng thuận trở thành không đồng thuận (có tới 71 quốc gia phản đối nghị quyết mà lẽ ra tất cả các nước đều không phản đối như thường lệ. Điều b) là trong một cuộc bỏ phiếu riêng về nội dung thêm vào có ý chống Nga có 81 quốc gia ủng hộ, 102 quốc gia phản đối, chứng tỏ một lần nữa rằng sự ủng hộ Ukraina đã giảm tại Liên hợp quốc. Vad điều c) là nhiều thành viên Liên hợp quốc phát biểu tại diễn đàn đã lên án các phương pháp chính trị hóa mọi thứ.

Vậy thì đó là sự “quay xe” hay “thắng lợi”? Các quý vị tự đưa ra câu trả lời cho chính mình!

Kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào ngày 26/4 vừa qua đã thông qua một nghị quyết về ”Hợp tác giữa Liên Hợp Quốc và Hội đồng châu Âu”.

Nhiều Facebooker và các đài BBC, RFA đưa tin hoan hỉ vì nghị quyết này đã được thông qua và xuyên tạc, nói đó là Nghị quyết “lên án Nga xâm lược”. Theo họ, lần đầu tiên Trung Quốc, Việt Nam… bỏ phiếu thuận, tức không còn bỏ phiếu trắng như các lần trước.

Tìm hiểu kỹ càng về việc này thì được biết, Nghị quyết “Hợp tác giữa Liên Hợp Quốc và Hội đồng châu Âu” đã liên tục được thông qua từ năm…2000 đến nay, như một phần của chương trình nghị sự về sự hợp tác của Liên Hợp Quốc với các tổ chức khu vực. Ông Aibek Smadiyarov – đại diện của BNG Kazakhstan cho biết thêm Nghị quyết này luôn được thông qua mà không cần bỏ phiếu trên cơ sở đồng thuận. Tuy nhiên, năm nay họ lại quyết định bỏ phiếu.

Bởi vì năm nay, Ireland và Iceland có “sáng kiến” bổ sung thêm vào Nghị quyết nội dung các thách thức mà châu Âu phải đối mặt, xin trích nguyên văn:

Nhận thấy rằng những thách thức chưa từng có mà Châu Âu hiện đang phải đối mặt sau hành động xâm lược của Liên bang Nga với Ukraina và trước đó là Gruzia, cũng như việc chấm dứt tư cách thành viên của Liên bang Nga trong Hội đồng Châu Âu, kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Liên Hợp Quốc và Hội đồng châu Âu, đặc biệt là nhằm mục đích nhanh chóng khôi phục và duy trì hòa bình và an ninh dựa trên sự tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của bất kỳ quốc gia nào, đảm bảo việc tuân thủ nhân quyền và luật nhân đạo quốc tế trong thời gian xảy ra chiến sự, đưa ra biện pháp khắc phục cho các nạn nhân và đưa ra trước công lý tất cả những người chịu trách nhiệm về việc vi phạm luật pháp quốc tế…”.

Hai quốc gia kể trên đã đưa nội dung này ra các cuộc tham vấn sơ bộ. Cũng cần nói thêm, Nghị quyết này có tất cả 38 điểm, về sự hợp tác giữa Liên Hợp Quốc với Hội đồng châu Âu, và không liên quan gì đến Nga và Ukraina. Do vậy, đề xuất của Iceland và Ireland “chính trị hoá” đã vấp phải sự phản đối của Nga và các nước khác.

Thế là Đại hội đồng phải tiến hành một cuộc bỏ phiếu, xem các thành viên có đồng ý bổ sung nội dung có nhắc đến cụm từ “Nga xâm lược Ukraina” hay không?

Kết quả bỏ phiếu lúc 3h40’22 (đã được ghi vào biên bản kỳ họp) cho thấy:

Chỉ có 81 phiếu thuận, còn lại là 10 phiếu chống và 48 phiếu trắng (Trong đó có Trung Quốc và Việt Nam).

Tức là, dù đề xuất bổ sung không có từ nào lên án Nga, chỉ nhắc đến tên sự việc, nhưng chúng ta đã thấy sự phản ứng của các nước như Trung Quốc, Việt Nam… có phải là thừa nhận, lên án Nga xâm lược như BBC và một số Facebooker đưa tin hay không?

Tiếp đó, ngay tức thì, Đại hội đồng biểu quyết ngay và kết quả như chúng ta đã biết, nghị quyết “Hợp tác giữa Liên Hợp Quốc và Hội đồng châu Âu “đã được thông qua với 122 phiếu thuận.

 Theo ĐẠI TÁ LÊ THẾ MẪU

Theo ĐẠI SỨ QUÁN NGA TẠI VIỆT NAM

Tags: ,