Miền Bắc trước 1975 qua ống kính kỹ sư CHDC Đức

Günter Mosler – kỹ sư luyện kim của Cộng hoà dân chủ Đức đã đến miền Bắc Việt Nam trong những năm 1973 – 1974 để giúp các đồng nghiệp người Việt xây dựng một nhà máy sản xuất gang thép ở Thái Nguyên.

Trong thời gian này, Günter Mosler đã đi thăm nhiều địa điểm khác nhau và ghi lại những hình ảnh chân thực về cuộc sống và con người miền Bắc sau cuộc chiến tranh phá hoại tàn khốc của không quân Mỹ vào năm 1972. Các bức ảnh được ông đăng tải trên trang Panoramio.

Xe điện ở khu vực ngã 5 bờ hồ Hoàn Kiếm.

Cầu Thê Húc dẫn vào đền Ngọc Sơn.

Giấc ngủ trưa bên bờ hồ Hoàn Kiếm.

Người ngủ, người ngồi nghỉ, người khác thì bơi lội dưới hồ.

Dấu tích đổ nát do bom Mỹ gây ra vẫn còn hiện diện.

Đường phố Hà Nội.

Trẻ em tụ tập trên vỉa hè.

Chùa Quán Sứ.

Kĩ sư Günter Mosler và vợ thăm một ngôi chùa.

Mái chùa cổ kính.

Bơi thuyền trên hồ Hoàn Kiếm.

Chụp ảnh lưu niệm bên bờ hồ.

Tại một công viên ở Hà Nội.

Một con thuyền trên sông Hồng, nhìn từ khu vực Nhật Tân.

Đài tưởng niệm những nạn nhân của bom Mỹ trên phố Khâm Thiên ngày 26/12/1972 tạc dòng chữ “Khâm Thiên khắc sâu căm thù”.

Xác máy bay B52 ờ phường Quảng An.

Nghỉ chân trên đường đến Hải Phòng.

Gặp gỡ các em học sinh ở Hải Phòng.

Tàn tích của chiến tranh ở quận Hồng Bàng, Hải Phòng.

Một khu dân cư đổ nát sau cuộc không kích của Mỹ vào Hải Phòng.

Những ngôi nhà nghỉ nằm gần toà nhà thờ cổ ở thị trấn Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phú (nay là Vĩnh Phúc).

Thư giãn ở thác Bạc, Tam Đảo.

Rừng núi Tam Đảo.

Cảnh hoàng hôn ở Tam Đảo.

Nghỉ chân trên đường tới Hạ Long, Quảng Ninh.

Bến phà Hòn Gai.

Người dân và đủ loại phương tiện lên bờ khi phà cập bến.

Cảng cá ở Hòn Gai.

Những đứa trẻ hiếu kỳ ở cảng cá.

Xóm chài bên vịnh Hạ Long.

Hai ngư dân trên chiếc thuyền nhỏ.

Chàng thanh niên và ông lão trên chiếc thuyền có buồm màu đỏ.

Kiểu thuyền thường thấy ở vịnh Hạ Long.

Một gia đình trên thuyền.

Chụp ảnh lưu niệm ở nơi sau này sẽ trở thành Di sản thiên nhiên thế giới.

Một góc Hạ Long.

Những chiếc thuyền câu buổi đêm.

Trên con đường chạy dọc bờ vịnh.

Những con tàu lớn ngoài khơi.

Nhóm chuyên gia CHDC Đức và những người bạn Việt Nam.

Buổi tiếp đón các chuyên gia CHDC Đức tại một hợp tác xã ở Thái Nguyên.

Chụp ảnh kỷ niệm với một gia đình.

Ngôi làng ở Cam Giá, Thái Nguyên.

Người dân một ngôi làng ở Đồng Hỉ, Thái Nguyên.

Có thể đây là lần đầu tiên người làng gặp khách nước ngoài.

Một ngôi nhà ở Cam Giá.

Những đứa trẻ xếp hàng chụp ảnh.

“Thủ lĩnh” của bọn trẻ.

Công trường nhà máy cán thép Gia Sàng, Thái Nguyên, 1973.

Công trường nhà máy cán thép Gia Sàng, 1973.

Việc xây dựng nhà máy diễn ra khẩn trương.

Nhà máy cán thép Gia Sàng vào năm 1974.

Giao hữu bóng chuyền giữa chuyên gia Đức và công nhân nhà máy.

Những chú bé cưỡi trâu có lẽ là hình ảnh dễ thương nhất ở Việt Nam.

Chụp ảnh lưu niệm với chú trâu.

Tình hữu nghị Việt – Đức.

Nụ cười của cô gái Thái Nguyên.

Người dân tộc thiểu số ở Thái Nguyên.

Người dân tộc thiểu số ở Thái Nguyên.

Trẻ em ở Phú Xá, Thái Nguyên.

“Mẹ ơi, mẹ đâu rồi”.

Chỗ này từng là kho thóc trước khi bị bom Mỹ phá huỷ năm 1972.

Trên đường làng.

Một chú trâu đang được chăm sóc y tế.

Chàng cao bồi nhí của Việt Nam.

Một ngôi trường làng ở Gia Sàng.

Một ngôi trường làng ở Gia Sàng.

Cuộc mít tinh của công nhân nhà máy cán thép Gia Sàng năm 1974.

Người nông dân cân những bó giạ.

Phơi rơm trên đường làng.

Các em bé kéo xe chở củi về nhà.

Nhà vệ sinh dã chiến giữa cánh đồng.

Một chiếc cầu treo trong rừng ở Phú Xá.

Buổi picnic ở vùng rừng núi Đại Từ, Thái Nguyên.

Chú khỉ có tên Resi trở thành một người bạn của các chuyên gia Đức.

Đoàn xe trâu chở củi.

Hiệu cắt tóc trong làng.

S.T

Tags: , , , , , ,