Lột trần cuộc sống ‘lầm than’ của người dân Libya dưới chế độ Gaddafi

Theo truyền thông phương Tây, người dân Libya đã phải sống trong cảnh khốn khổ dưới ách cai trị của Muammar Gaddafi – một trong những nhà độc tài khét tiếng nhất trong lịch sử thế giới hiện đại.

Lột trần cuộc sống ‘lầm than’ của người dân Libya dưới chế độ Gaddafi

Một góc Tripoli, thủ đô của Libya trước khi được “giải phóng”.

Sau đây là một danh sách các hành động tàn bạo mà người dân Libya đã chịu đựng trong bốn thập kỷ cai trị của Gaddafi.

1. Việc xài điện gia dụng được miễn phí.

2. Nước dùng cho sinh hoạt cũng miễn phí.

3. Giá 1 lít xăng chỉ bằng 0,08 Euro.

4. Giá sinh hoạt ở Libya rẻ hơn phần lớn các nước châu Âu. Tại Pháp, ½ ổ bánh mì giá 0,40 euro còn tại Libya chỉ có 0,11 euro.

5. Công dân không phải đóng thuế nên cũng không có thuế giá trị gia tăng (VAT).

6. Các ngân hàng cho vay không lấy lãi.

7. Libya dưới thời Gaddafi là nước mắc nợ nước ngoài ít nhất. Nợ công chỉ chiếm 3,3% tổng sản phẩm nội địa (GDP). Ở Pháp là 84,5%; ở Hoa Kỳ là 88,9% còn ở Nhật là 225,8%.

8. Mua xe hơi sẽ được nhà nước hỗ trợ 50% giá.

9. Mọi sinh viên đi du học nước ngoài được nhà nước cấp học bổng hàng tháng là 627,11 euro.

10. Mỗi sinh viên tốt nghiệp không có việc làm được hưởng lương tháng trung bình của ngành, nghề mình đã học.

11. Mỗi cặp vợ chồng mới cưới được nhà nước trả tiền mua nhà.

12. Mỗi gia đình có thể trình sổ gia đình để nhận 300 euro mỗi tháng nếu có đông người.

13. Có những cơ sở gọi là jamaiya, tại đó người ta bán thực phẩm theo sổ gia đình bằng ½ giá bình thường cho những gia đình đông người.

14. Bất cứ nhân viên công vụ nào phải đi công tác xuyên Libya đều được nhà nước cấp xe và chỗ ở.

15. Trong công vụ, nếu nhân viên nghỉ một, hai ngày thì không bị trừ lương mà cũng không cần giấy chứng bệnh.

16. Mọi công dân nam, nữ không có nhà ở đều có thể ghi tên tại một cơ quan nhà nước để được cấp mà không phải trả tiền trước. Quyền được có nhà ở là quyền cơ bản tại Libya. Căn nhà (chỗ ở) phải thuộc quyền sở hữu của người đang ở.

17. Mọi công dân cần sửa chữa nhà cửa có thể đăng ký tại một cơ quan nhà nước và những công việc đó sẽ được các xí nghiệp công trình công cộng do nhà nước chỉ định thực hiện miễn phí.

18. Quyền bình đẳng nam nữ được đề cao và phụ nữ có thể đảm nhậng những chức vụ quan trọng.

19. Mỗi công dân nam nữ đều có thể tích cực tham gia hoạt động chính trị và quản lý công việc chung ở các cấp địa phương, vùng và quốc gia, trong khuôn khổ một hệ thống dân chủ trực tiếp (từ các Đại hội nhân dân cơ sở thường trực đến Đại hội nhân dân toàn quốc mỗi năm họp một lần): với 3,5 triệu công dân thành niên. Có 600.000 người tích cực tham gia hoạt động chính trị.

20. Libya là quốc gia có trữ lượng dầu mỏ cao nhất Châu Phi và đứng hàng thứ hai về sản xuất dầu thô ở lục địa này. Tiền bán dầu sẽ trả một phần trực tiếp vào tài khoản từng công dân Libya.

21. Một người mẹ sau khi sinh được nhận ngay 5000 USD hỗ trợ.

22. Chăm sóc y tế được miễn phí. Các bệnh viện được trang bị siêu tốt, đến nỗi nhiều cơ sở y tế của Phương Tây cũng phải ganh tị. Những ai bị bệnh không chữa trong nước được có thể ra nước ngòai chữa, nhà nước trả 2300 USD cho mỗi tháng chữa bệnh cho tiền nhà, tiền đi lại.

23. Giáo dục miễn phí. Trước khi Gadafi lên nắm quyền chỉ có 25% dân biết đọc và biết viết, sau khi ông lên nắm quyền là 83%. 25% người dân Lybia tốt nghiệp đại học.

24. Các thực phẩm cơ bản đều được bán với giá trợ cấp (như 1 kg bột nhào mua từ nhà sản xuất của Tunisia với giá 1 euro thì nhà nước bán lại cho người dân Libya với giá 0,50 euro).

25. Libya nhiệt tình tham gia đóng góp cho sự phát triển của Châu Phi, cho nền độc lập của lục địa này đối với Phương Tây và đối với hệ thống tiền tệ chuyên chế của nó. Đã có 60 tỉ USD của Nhà nước Libya được đầu tư vào 25 quốc gia Châu Phi và đem lại việc làm cho hàng triệu người Châu Phi.

26. Quỹ đầu tư quốc gia (SWF) của Libya đứng hàng thứ 7 thế giới.

27. Kế hoạch làm đường dẫn nước ngọt cho người dân Lybia và phát triển nông nghiệp có quy mô lớn nhất thế giới.

Rất may là NATO và phiến quân đã giải phóng người dân Libya khỏi những điều bất hạnh này.

* * *

Các phương tiện truyền thông phương Tây đã thành công trong việc tao nên hình ảnh một nhà độc tài, bạo chúa Gaddafi. Tuy nhiên, họ không thể phủ nhận rằng Gaddafi, không giống như hầu hết các nhà độc tài khác, đã làm được nhiều điều cho người dân trong khi những người khác chỉ có thể nói và nói mà thôi.

Xét về một góc độ nào đó, Libya đã “may mắn” ở một mức độ nhất định vì đã nằm dưới sự cai trị của một nhà độc tài như Gaddafi. Liệu rằng nền dân chủ, tự do kiểu phương Tây có chắc chắn đem lại một tương lai tốt đẹp như như những gì được hứa hẹn?

Thực tế đang chứng minh rằng sự yên ổn và no đủ mà nhân dân Libya đã có được dưới thời kỳ Gaddafi càng ngày càng trở thành một mong ước xa vời.

Theo TIN QUỐC NỘI

Tags: , ,