Khái niệm, nguyên nhân và tác động của suy thoái môi trường

Có rất nhiều thứ có thể có ảnh hưởng đến môi trường. Nếu chúng ta không cẩn thận, chúng ta có thể là một trong những thành phần gây ra suy thoái môi trường – một hiện tượng chung trên toàn thế giới.

Khái niệm, nguyên nhân và tác động của suy thoái môi trường

SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?

Suy thoái môi trường (Environmental degradation) là sự phân hủy của trái đất hay suy thoái môi trường thông qua việc sử dụng các vật chất như không khí, nước và đất hay là sự tàn phá môi trường và động vật hoang dã bị tuyệt chủng. Nó có đặc điểm như bất cứ sự thay đổi hay suy thoái nào gây nguy hại hoặc tác động xấu đến lớp đất mặt tự nhiên. Tác động sinh thái hoặc suy thoái gây ra bởi một loạt các lý do như sự tăng dân số đáng kể, không ngừng mở rộng phát triển để kiếm thêm tiền hay phát triển các công trình xây dựng so với bình quân đầu người và việc áp dụng các thiết bị công nghệ gây tàn phá và ô nhiễm môi trường. Suy thoái môi trường xảy ra khi tài nguyên thiên nhiên của trái đất đang cạn kiệt, môi trường bị tổn hại. Bằng chứng là sự tuyệt chủng của các loài, ô nhiễm trong không khí, nước và đất, và bùng nổ dân số.

Hiện nay, suy thoái môi trường là một trong những mối đe dọa lớn nhất đang được thế giới quan tâm. Chiến lược quốc tế của Liên hợp quốc về giảm thiểu thảm họa cho rằng suy thoái môi trường là giới hạn của trái đất để đáp ứng những điểm đến và nhu cầu xã hội và môi trường ngày càng suy giảm. Suy thoái môi trường có thể xảy ra theo nhiều hình thức. Tại thời điểm khi các môi trường đang bị phá hủy và tài sản chung đang cạn kiệt thì môi trường được coi là bị hủy hoại và tàn phá. Có một số kỹ thuật khác nhau đang được sử dụng để ngăn chặn điều này, bao gồm cả những nỗ lực bảo vệ tổng thể và bảo vệ tài nguyên môi trường.

Các vấn đề môi trường có thể được nhận thấy bằng các tác động sinh thái lâu dài, một số trong đó có thể phá hủy toàn bộ môi trường. Môi trường là một đơn vị độc nhất và kết hợp tất cả các sinh vật và phi sinh vật tồn tại bên trong nó. Thực vật và sinh vật là thành phần hiển nhiên của môi trường, nhưng môi trường cũng chứa những thứ mà sinh vật phụ thuộc vào như ví dụ, suối, hồ và đất.

Cảnh quan môi trường bị phân chia khi công nghệ hiện đại chia tách những vùng đất. Một số ví dụ về thực tế này là các con đường có thể xuyên qua những khu rừng hay thậm chí những con đường mòn băng băng qua những thảo nguyên. Trong khi nó không có vẻ gì là nghiêm trọng trên bề mặt thực chất lại có những hậu quả xấu. Hậu quả lớn nhất có thể nhận thấy là các nhóm động thực vật đặc biệt, phần lớn trong số đó là đặc trưng cho khu vực sinh thái đó hoặc chúng cần một diện tích lớn để đảm bảo nòi giống vẫ được giữ nguyên vẹn.

NGUYÊN NHÂN SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG

Một số loài sinh vật tự nhiên đòi hỏi những vùng đất rộng lớn thuận tiện cho việc kiếm ăn, không gian sống, và các điều kiện khác. Đây được gọi là “vùng đặc biệt”. Khi các quần xã sinh vật bị chia cắt, một số vùng không gian sống không tồn tại nữa. Điều này sẽ gây ra nhiều trở ngại các loài động vật hoang dã để dành được những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại. Mặc dù môi trường vẫn còn đó chỉ là các loài động thực vật không còn ở đó để giúp nó cân bằng.

1. Sự xáo trộn đất đai: Nguyên nhân cơ bản của suy thoái môi trường là sự tàn phái đất đai. Rất nhiều loài cỏ dại lạ lẫm như mù tạt tỏi. Sự hủy hoại môi trường tạo điều kiện cho chúng bắt đầu phát triển và lan rộng. Những loài thực vật này có thể sinh sôi mạnh mẽ trong thiên nhiên đồng thời “triệt hạ” các loại cây xanh thiết yếu. Hậu quả là đất liền bị một loài cỏ dại lấn át mạnh mẽ mà loại cỏ này lại không phải là nguồn thức ăn cần thiết cho bất cứ loài nào trong môi trường tự nhiên. Toàn bộ môi trường có thể bị phá hủy vì những loài xâm lấn này.

2. Ô nhiễm: Dù là loại ô nhiễm nào đi nữa(ô nhiễm không khí, nước, đất hoặc tiếng ồn đều) thì đều có hại cho môi trường. Sự ô nhiễm không khí làm ô nhiễm bầu không khí hô hấp và gây ra các vấn đề về sức khoẻ. Ô nhiễm nước làm giảm chất lượng nguồn nước uống. Ô nhiễm đất đai dẫn đến sự xuống cấp của bề mặt trái đất do hoạt động của con người. Tiếng ồn gây ô nhiễm có thể gây những tổn hại vĩnh viễn cho tai của chúng ta khi tiếp xúc với những âm thanh lớn trong thời gian dài như tiếng còi xe cộ trên một con đường tấp nập hoặc máy sản xuất tiếng ồn lớn từ máy móc trong một nhà máy hoặc một nhà xưởng.

3. Bùng nổ dân số: Dân số tăng nhanh gây áp lực lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên dẫn đến suy thoái môi trường. Tỷ lệ tử vong giảm vì hệ thống cơ sở y tế tốt hơn đã dẫn đến sự gia tăng tuổi thọ. Dân số nhiều hơn đơn giản nghĩa là nhu cầu về thực phẩm, quần áo và chỗ ở tăng theo. Bạn cần thêm không gian để trồng thực phẩm và xây nhà cửa cho hàng triệu người. Ngoài ra, tăng dân số còn dẫn đến nạn phá rừng. Đây là một hậu quả khác của sự suy thoái môi trường.

4. Bãi rác: Bãi rác thải gây ô nhiễm môi trường và phá hủy cảnh quan của thành phố. Các bãi rác trong thành phố là do lượng rác lớn thải ra từ các hộ gia đình, các khu công nghiệp, nhà máy và bệnh viện. Bãi rác có nguy cơ lớn gây hại cho môi trường và người dân địa phương. Các rác tạo ra mùi hôi khi đốt cháy và gây ra sự xuống thoái môi trường rất lớn.

5. Phá rừng: Nạn phá rừng là việc chặt cây lấn đất làm nhà cửa và các khu công nghiệp. Bùng nổ dân số và phát triển đô thị là hai trong số những nguyên nhân chính gây ra nạn phá rừng. Ngoài ra, việc sử dụng đất rừng để làm nông nghiệp, chăn thả gia súc, thu hoạch gỗ nhiên liệu và khai thác gỗ là một trong những nguyên nhân khác gây ra nạn phá rừng. Nạn phá rừng là một trong những nguyên nhân làm trái đất nóng lên do giảm diện tích rừng làm cho khí carbon thải ra môi trường.

6: Các nguyên nhân tự nhiên: Những thiên tai như tuyết lở, động đất, sóng thần, cháy rừng có thể tàn phá hoàn toàn các loài động vật và thực vật gần đó đến mức tuyệt chủng tại khu vực đó. Điều này có xảy ra khi có một thiên tai lớn phá hủy hết mọi vật chất của môi trường đó hoặc do sự xâm lấn của những loài ngoại lai vào môi trường đó gây ra sự thoái hóa lâu dài. Loại thứ hai thường xảy ra sau khi những thảm họa sóng thần thì các loài bò sát và bọ bị cuốn trôi trôi khỏi bờ biển.

Tất nhiên, con người không thể hoàn toàn đổ lỗi cho những lí do này. Bản thân trái đất cũng gây ra các vấn đề về sinh thái. Trong khi sự suy thoái môi trường thường liên quan đến những việc mà con người làm, sự thật là môi trường luôn thay đổi. Có hoặc không có tác động bởi những hành động của con người thì một vài hệ thống sinh học sẽ suy thoái đến mức mà chúng không thể thích nghi cuộc sống ở môi trường đó nữa.

NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA SỰ SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG

1. Tác động đến sức khoẻ con người: Sức khoẻ con người có lẽ là nhân tố cuối cùng chịu hậu quả do suy thoái môi trường. Các khu vực tiếp xúc với chất gây ô nhiễm không khí độc hại có thể gây ra các vấn đề hô hấp như viêm phổi và hen. Hàng triệu người đã chết vì các tác động gián tiếp của ô nhiễm không khí.

2. Mất đa dạng sinh học: Đa dạng sinh học quan trọng cho sự duy trì cân bằng của hệ sinh thái dưới dạng chống ô nhiễm, phục hồi chất dinh dưỡng, bảo vệ nguồn nước và điều hòa khí hậu. Nạn phá rừng, hiện tượng nóng lên toàn cầu, bùng nổ dân số và ô nhiễm là một số trong những nguyên nhân chính gây mất đa dạng sinh học.

3. Thủng tầng ôzôn: Lớp ôzôn có chức năng bảo vệ trái đất khỏi tia tử ngoại độc hại. Sự xuất hiện của khí chlorofluorocarbons, hydro chlorofluorocarbons trong khí quyển gây ra hiện tượng thoái hoá tầng ôzôn. Khi nó bị bào mòn thì những tia phóng xạ có hại sẽ phóng vào trái đất.

4. Thiệt hại cho ngành du lịch: Sự xuống cấp của môi trường có thể là một trở ngại lớn cho ngành du lịch vì ngành này được duy trì mối ngày nhờ du khách. Biểu hiện của các thiệt hại về môi trường như mất độ che phủ xanh, mất đa dạng sinh học, các bãi rác khổng lồ, tình trạng ô nhiễm không khí và nước ngày càng nghiêm trọng có thể là một hụt hẫng lớn đối với hầu hết khách du lịch.

5. Tác động kinh tế: Chi phí rất lớn mà một quốc gia có thể phải gánh chịu do suy thoái môi trường có thể rất tốn kém cho việc phục hồi độ che phủ xanh, dọn sạch các bãi và bảo vệ các loài quý hiếm. Thiệt hại trong ngành công nghiệp du lịch cũng là một tác động đến kinh tế.

Như bạn thấy, có rất nhiều thứ có thể có ảnh hưởng đến môi trường. Nếu chúng ta không cẩn thận, chúng ta có thể là một trong những thành phần gây ra suy thoái môi trường- một hiện tượng chung trên toàn thế giới. Tuy nhiên, chúng ta có thể hành động ngăn chặn nó và vun đắp thế giới chúng ta sống bằng cách giáo dục kiến thức môi trường cho mọi người giúp họ thân thuộc với môi trường xung quanh mình và sẽ quan tâm môi trường. Vì vậy, họ sẽ cải thiện và bảo vệ môi trường hơn cho thế hệ con cháu sau này.

Theo CEP.COM.VN

Tags: