Hình ảnh lịch sử về tang lễ cụ Phan Chu Trinh năm 1926

Theo các tư liệu lịch sử, lễ tang nhà cách mạng lỗi lạc Phan Chu Trinh (1872-1926) diễn ra ngày 4/4/1926, được ghi nhận là lớn chưa từng có ở Sài Gòn.Hình ảnh lịch sử về tang lễ cụ Phan Chu Trinh năm 1926

Rạp đám tang phía trước nhà cụ Phan Châu Trinh (Phan Châu Trinh) ở số 54 đường Pellerin, Sài Gòn ngày 4/4/1926, nay là đường Pasteur, TP HCM.

Hình ảnh lịch sử về tang lễ cụ Phan Chu Trinh năm 1926

Đảng viên đảng Thanh Niên giương biểu ngữ bày tỏ niềm tiếc thương trước sự ra đi của nhà cách mạng Phan Chu Trinh.

Các đảng viên đảng Thanh Niên hộ tống linh cữu cụ Phan trên đường phố.

Dòng người đưa tiễn cụ Phan trên đại lộ Norodom, nay là đường Lê Duẩn. Tòa nhà ở hậu cảnh là Câu lạc bộ Sĩ quan Pháp, nay là trụ sở UBND Quận 1.

Những công chức và viên chức tư nhân tham gia tang lễ.

Đoàn thể công nhân nhà máy đóng tàu Ba Son và nhân viên nhà in Xưa Nay.

Những vòng hoa tang được chở bằng xe tay.

Tập thể nữ sinh đi qua đường Pellerin khi đưa tang cụ Phan.

Nhóm phụ nữ Bắc Bộ tham gia tang lễ với áo dài khăn đóng.

Phụ nữ Nam Bộ với khăn quấn đầu.

Bàn phúng của phụ nữ Nam Bộ được rước trong đám tang. Theo các tư liệu lịch sử, lễ tang cụ Phan Chu Trinh được ghi nhận là lớn chưa từng có ở Sài Gòn.

Toàn dân Sài gòn, với hơn 6 vạn người, không phân biệt chính trị, đảng phái, tôn giáo tham dự, đã đưa linh cữu cụ Phan Chu Trinh đến nơi an nghỉ cuối cùng.

Đám tang đi theo lộ trình: 54 Pallerin (Pasteur), qua đại lộ Norodom (nay là đường Lê Duẩn), đường Paul Blanchy (nay là đường Hai Bà Trưng)…

Từ đường Paul Blanchy, đoàn đi thẳng xuống Phú Nhuận, qua con đường ngày nay là đường Phan Đình Phùng, đến nghĩa trang Gò Công tương tế ở Tân Sơn Nhất, nay thuộc quận Tân Bình, TP HCM.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG

Tags: , , ,