⠀
Hành trình Nha Trang – Huế – Quảng Trị năm 1993 qua 50 bức ảnh
Xe khách bị lật gần Phú Yên, Thầy tế người Chăm ở Đà Nẵng, mũ sắt của lính Mỹ ở Khe Sanh … là loạt ảnh khó quên được một du khách người Đức ghi lại trên các nẻo đường ở miền Trung năm 1993.
>> Loạt ảnh để đời về chuyến đi Đà Lạt – Phan Rang – Nha Trang năm 1993 |
Ảnh: Gunter Hartnagel / Flickr.
Thay lốp cho chiếc xe Ford Falcon trên Quốc lộ 1, phía Bắc thành phố Nha Trang, trên hành trình từ Nha Trang đến Huế, Việt Nam năm 1993.
Người dân phơi thóc trên quốc lộ.
Cảnh biển ở phía Bắc Nha Trang.
Ngư dân địa phương quăng lưới.
Đường ray của tuyến đường sắt Bắc – Nam, khu vực đèo Cả, Phú Yên.
Đầm Ô Loan ở Phú Yên.
Chiếc xe khách bị lật bên đường, đang được xe cẩu cứu hộ. Người dân tập trung tại hiện trường rất đông khiến giao thông ùn tắc.
Khung cảnh thôn quê trên đường tới Quảng Ngãi.
Người nông dân làm việc trên đồng.
Đài tưởng niệm nạn nhân vụ thảm sát Sơn Mỹ ở Khu chứng tích Sơn Mỹ, Quảng Ngãi.
Tấm bia đặt tại vị trí xảy ra vụ thảm sát Sơn Mỹ.
Trẻ em ở Sơn Mỹ.
Cảnh quan trên đường từ Quảng Ngãi đi Đà Nẵng.
Những đứa trẻ bên đường quốc lộ.
Trên bãi biển Mỹ Khê ở Đà Nẵng.
Những chiếc thuyền thúng trên bãi biển Mỹ Khê.
Trong khuôn viên Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng.
Thầy tế người Chăm tại Bảo tàng.
Cổng chùa Linh Ứng ở thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
Cảnh núi non ở Ngũ Hành Sơn.
Phong cảnh hùng vĩ trên đèo Hải Vân.
Vận chuyển gỗ bằng xe tự chế ở đèo Hải Vân.
Nhà thờ Lăng Cô, Thừa Thiên Huế, nhìn từ chân đèo Hải Vân.
Khung cảnh thơ mộng ở đầm Lập An.
Ngư dân đánh cá trên đầm.
Một hình ảnh khác về đầm Lập An.
Cảnh quan trên đường đến Huế.
Trẻ em trên đường quốc lộ, gần Huế.
Phong cảnh sông Hương nhìn từ chùa Thiên Mụ, Cố đô Huế năm 1993.
Tháp Phước Duyên của chùa Thiên Mụ, một công trình mang tính biểu tượng của xứ Huế.
Cụ ông ở sân chùa Thiên Mụ.
Cổng Ngọ Môn của Hoàng thành Huế.
Từ đầu cầu Trung Đạo nhìn về điện Thái Hòa, nơi đặt ngai vàng của các vua triều Nguyễn trong Hoàng thành.
Dấu vết chiến tranh trên công trình ở Hoàng thành Huế.
Một phế tích trong Hoàng thành.
Khu vực nhà bia của lăng Tự Đức.
Dấu ấn thời gian ở lăng Tự Đức.
Các loại vũ khí từ thời kháng chiến chống Mỹ được trưng bày trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử cách mạng Huế – Quốc Tử Giám triều Nguyễn.
Một bữa tiệc ở Huế.
Những đứa trẻ thích thú khi được chụp hình.
Chuyến đò trên sông Hương.
Trên bãi biển Thuận An.
Các vị khách châu Âu thưởng thức cà phê ở Huế trước khi khởi hành tới Khu phi quân sự vĩ tuyến 17 ở Quảng Trị, 1993. Trẻ em địa phương rất tò mò khi thấy khách du lịch Tây – khá hiếm ở Huế thời điểm này – ngồi trên phố.
Đồi Rockpile, địa danh nổi tiếng ở Quảng Trị, nằm bên đường 9, cách Đông Hà 29 km về phía Tây. Đây là nơi đặt căn cứ quân sự của Mỹ từ năm 1966 đến 1968.
Phong cảnh ở Khu phi quân sự vĩ tuyến 17.
Một bản của đồng bào dân tộc thiểu số trong khu vực.
Trẻ em trong bản đội mũ sắt của lính Mỹ để lại từ thời chiến tranh. Tìm kiếm các vật liệu còn sót lại từ cuộc chiến là sinh kế của nhiều cư dân nơi đây.
Một chiếc mũ sắt không còn nguyên vẹn được cắm trên cây cọc giữa bãi đất trống.
Một bé gái sống ở bản.
Thiếu nữ e ngại trước ống kính máy ảnh của vị khách lạ.
Khung cảnh ở Khe Sanh, nơi từng là chiến trường vô cùng khốc liệt năm 1968.
Viên đạn do tác giả bộ ảnh tìm thấy ở Khe Sanh và mang về làm kỷ niệm.
Bức tranh thanh bình ở nơi từng là tuyến lửa thời kháng chiến chống Mỹ.
>> Loạt ảnh để đời về chuyến đi Đà Lạt – Phan Rang – Nha Trang năm 1993 |
Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG
Tags: Quảng Ngãi, Huế, Quảng Trị, Đà Nẵng, Việt Nam thập niên 1990, Nha Trang, Gunter Hartnagel