Điều cần biết về mối liên hệ giữa độ ẩm không khí với sức khỏe

Độ ẩm không khí có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Vậy độ ẩm không khí là gì, độ ẩm bao nhiêu là phù hợp và chúng ta cần làm gì để khắc phục những yếu tố bất lợi của độ ẩm không khí?

Độ ẩm không khí là gì?

Độ ẩm không khí được hiểu một cách đơn giản là lượng hơi nước có trong không khí. Theo các chuyên gia cho biết, trong khí quyển có chứa 80% là hơi nước giúp không khí luôn được duy trì ở mức cân bằng.

Vậy tại sao không khí lại có độ ẩm? Bề mặt của trái đất của chúng ta được bao phủ bởi hơn 70% là nước đến từ các đại dương, sông suối, ao hồ… Dưới tác động của nhiệt độ, gió và ánh sáng mặt trời, lượng nước này có thể bốc hơi và bay vào không khí. Nhiệt độ càng cao, các phân tử nước chuyển động càng nhanh và hỗn loạn khiến lượng hơi nước phát tán vào không khí càng nhiều hơn.

Trong quá trình bay hơi, một số phân tử hơi nước sẽ không có đủ động năng để bay cao lên mà sẽ quay trở lại mặt chất lỏng và được gọi là ngưng tụ. Đây chính là cơ chế chính của việc hình thành độ ẩm trong không khí.

Các nhà khí tượng thường sử dụng khái niệm độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối. Độ ẩm tuyệt đối được hiểu là hàm lượng hơi nước tính trong một đơn vị thể tích không khí. Độ ẩm tương đối dùng đơn vị %, khi độ ẩm tương đối 100%, không khí đạt trạng thái bão hòa. Những số liệu được nhà khí tượng cung cấp rất hữu ích với chúng ta bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày.

Độ ẩm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe ra sao?

Trên thực tế, độ ẩm không khí quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người, nhất là các vấn đề về da và đường hô hấp. Khi độ ẩm thấp, cơ thể của chúng ta thoát nước nhanh hơn khiến da dễ bị bong tróc, khô nẻ, việc chăm sóc vết thương hở cũng cần cẩn thận hơn… Không những vậy, cơ thể còn dễ bị suy nhược, mệt mỏi, lo âu, giảm sút khả năng học tập và làm việc. Đặc biệt với trẻ nhỏ, hệ hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, độ ẩm không khí thấp rất dễ gây nên những bệnh về đường hô hấp cực kỳ nguy hiểm.

Trong khi đó, độ ẩm không khí quá cao cũng mang lại những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Cơ thể sẽ không thoát được hơi nước, gây ra cảm giác bí bách, khó chịu. Bên cạnh đó, độ ẩm cao cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các loạt nấm mốc và vi khuẩn gây hại phát triển, bám vào quần áo, thức ăn và vật dụng sinh hoạt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Nhiều bệnh thường xuất hiện khi độ ẩm cao và chúng ta thường gọi là “nồm” như: Viêm da, dị ứng thời tiết, viêm phế quản… Ngoài ra, đây cũng là dạng thời tiết thích hợp cho các loại vi rút lây lan nhanh, gây bùng phát dịch bệnh.

Một điểm gây khó chịu khác của trời nồm, độ ẩm cao là hơi nước ứ đọng trên sàn nhà, khiến việc đi lại khó khăn và nguy hiểm hơn. Quần áo đã giặt giũ sẽ rất lâu khô, chúng ta luôn có cảm giác ẩm mốc, khó chịu.

Vậy độ ẩm không khí bao nhiêu là tốt? Theo các nhà khoa học, độ ẩm không khí lý tưởng nhất nên dao động từ khoảng 40 – 70%. Ở mức này, thể chất của con người đạt mức ổn định nhất, các vi khuẩn gây hại cũng không có nhiều điều kiện phát triển, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đối với người già, trẻ nhỏ và người có tiền sử bệnh lý, độ ẩm không khí tốt nhất nên nằm trong khoảng từ 50 – 65%.

Làm gì khi độ ẩm không khí không phù hợp?

Độ ẩm không khí ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sinh hoạt và công việc hằng ngày. Độ ẩm quá cao hay quá thấp là hiện tượng tự nhiên khó tránh khỏi vào những khoảng thời gian nhất định trong năm. Do đó, chúng ta cần chủ động tìm giải pháp khắc phục khi độ ẩm không phù hợp để đảm bảo sức khỏe. Bạn có thể tham khảo các lời khuyên của chuyên gia sau đây:

– Khi độ ẩm không khí quá thấp, bạn có thể lựa chọn các thiết bị tạo độ ẩm như máy phun sương để tăng độ ẩm đến mức phù hợp. Ngoài ra, kem cũng có thể bảo vệ độ ẩm của da bằng các sản phẩm dưỡng da phù hợp.

– Nếu độ ẩm quá cao, bạn nên đóng kín cửa, thường xuyên lau nhà bằng khăn khô để nhà cửa khô ráo hơn. Trước khi vào nhà, bạn hãy làm khô chân để sàn nhà không bị ẩm ướt.

– Vào những ngày nồm ẩm, bạn nên sấy khô quần áo và các vật dụng cần thiết để hạn chế môi trường phát triển của nấm mốc gây hại.

– Khi thời tiết nồm ẩm, bạn có thể sử dụng các thiết bị thông minh để cân bằng độ ẩm và thanh lọc không khí, diệt khuẩn, nấm mốc như máy hút ẩm, tủ chống ẩm. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng điều hòa 2 chiều để làm giảm độ ẩm trong nhà.

– Chúng ta cần bổ sung nhiều vitamin thiết yếu cho cơ thể để tăng cường sức đề kháng khi thời tiết bất lợi. Đối với người già, trẻ em hoặc người có sức đề kháng yếu nên được tiêm phòng cúm trong những ngày độ ẩm quá cao hoặc quá thấp. Bởi đây là những đối tượng rất dễ mắc các bệnh hô hấp, đặc biệt là bệnh cúm mùa.

Theo NHÀ THUỐC LONG CHÂU

Tags: