⠀
Chùm ảnh: Vẻ đẹp khó cưỡng của các loài chim đớp ruồi Việt Nam
Đớp ruồi (Muscicapidae) là một họ chim có số lượng loài rất lớn, nhiều loài trong số đó có vẻ ngoài hấp dẫn. Cùng điểm qua một số loài chim đớp ruồi đẹp của Việt Nam.
Ảnh: eBird.
Đớp ruồi cằm đen (Niltava davidi) dài 17-18 cm, là loài định cư, di cư sinh sản không phổ biến tại Tây Bắc, trú đông không phổ biến đến phổ biến tại Đông Bắc và Trung Bộ (dễ gặp tại VQG Hoàng Liên Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì, Cúc Phương). Sinh cảnh của chúng là rừng lá rộng thường xanh, vườn, công viên trong mùa di cư.
Đớp ruồi Nhật Bản (Cyanoptila cyanomelana) dài 17-18 cm, là loài di cư không phổ biến, ghi nhận trong cả nước, có trú đông tại Nam Trung Bộ. Chúng hiện diện ở rừng lá rộng thường xanh mở, rừng trên đảo, rừng trồng, vườn, công viên.
Đớp ruồi xanh xám (Eumyias thalassinus) dài 15-17 cm, là loài định cư, phổ biến trong cả nước, di cư không phổ biến qua Đông Bắc và Nam Trung Bộ (VQG Cúc Phương, Ba Vì, Tam Đảo, Bạch Mã, Chư Yang Sin…).Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, khu vực trống trải, cây bụi, rừng trồng, rừng ngập mặn… khi di cư.
Oanh Nhật Bản (Luscinia akahige) dài 14-15 cm, là loài trú đông hiếm tại Đông Bắc và Trung Trung Bộ. Chúng xuất hiện ở rừng lá rộng thường xanh, công viên, vườn… trong khi di chuyển.
Oanh cổ xanh (Luscinia svecica) dài 13-15 cm, là loài di cư trú đông, không phổ biến tại Đông Bắc, Trung Trung Bộ và Nam Bộ (ghi nhận ở bãi giữa sông Hồng và VQG Xuân Thủy trong mùa di cư). Sinh cảnh của loài này là trảng cỏ, cây bụi, vườn rập rạp gần nước.
Oanh cổ đỏ (Calliope calliope) dài 15-16 cm, là loài trú đông, tương đối phổ biến trong cả nước, ghi nhận di cư qua Đông Bắc. Chúng sống ở trảng cỏ, cây bụi, thỉnh thoảng trong vườn.
Đớp ruồi vàng (Ficedula zanthopygia) dài 13-14 cm, là loài dừng chân trên đường di cư, không phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc và Trung Trung Bộ (VQG Hoàng Liên Sa Pa, Tam Đảo, Cúc Phương). Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, bìa rừng, rừng trồng, vườn nhà, rừng ngập mặn… trong mùa di cư.
Đớp ruồi lưng vàng (Ficedula narcissina) dài 13-14 cm, là loài di cư không phổ biến qua Đông Bắc, Trung, Nam Trung Bộ, phía Bắc của Nam Bộ. Sinh cảnh của chúng là rừng lá rộng thường xanh, bìa rừng, rừng trồng, vườn nhà… trong mùa di cư.
Đớp ruồi bụng vàng (Ficedula elisae) dài 13-14 cm, là loài di cư không phổ biến qua vùng Đông Bắc. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, bìa rừng, rừng trồng, vườn, công viên trong mùa di cư, chủ yếu ở vùng đất thấp.
Đớp ruồi Mugi (Ficedula mugimaki) dài 13-14 cm, là loài trú đông hiếm đến tương đối phổ biến tại Trung, Nam Trung Bộ, di cư hiếm đến không phổ biến tại Tây Bắc và Đông Bắc. Chúng được ghi nhận ở rừng lá rộng thường xanh, rừng thông, rừng trồng. công viên, vườn… trong mùa di cư.
Đớp ruồi đen mày trắng (Ficedula westermanni) dài 11-13 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Trung Bộ (VQG Chư Yang Sin, Bidoup Núi Bà, khu vực Tà Nung, Tuyền Lâm của Đà Lạt). Sinh cảnh của chúng là rừng lá rộng thường xanh, rừng thông, độ cao 600-2.600 mét.
Đuôi đỏ núi đá trán xám (Phoenicurus auroreus) dài 15-16 cm, là loài trú đông hiếm đến tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, hiếm hơn tại Trung và Nam Trung Bộ. Chúng sống ở rừng trống trải, bìa rừng, cây bụi, vườn.
Đuôi đỏ đầu trắng (Phoenicurus leucocephalus) dài 18-19 cm, là loài định cư, không đến tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc (VQG Hoàng Liên Sa Pa). Sinh cảnh của chúng là sông và suối đá, thác nước, độ cao 915-3.100 mét.
Sẻ bụi đầu đen (Saxicola stejnegeri) dài 14-15 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đong Bắc, trú đông phổ biến trong cả nước, ghi nhân di cư qua Đông Bắc. Chúng sống ở bụi cây và trảng cỏ, nơi canh tác, khu vực trống trải.
Sẻ bụi đen (Saxicola caprata) dài 13-14 cm, là loài định cư không phổ biến đến phổ biến tại Tây Bắc, Trung, Nam Trung Bộ và Nam Bộ, di cư không sinh sản tại Đông Bắc (khu BTTN Mường Nhé). Chúng sống ở khu vực trống trải, đất canh tác, trảng cỏ, cây bụi.
Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG
Tags: Thiên nhiên, Động vật, Chim