⠀
Chùm ảnh: Vẻ đẹp của hình tượng rồng trên đồ gốm cổ Việt Nam
Cùng chiêm ngưỡng hình tượng rồng tuyệt đẹp trên những món đồ gốm Việt có tuổi đời từ 1 đến 6 thế kỷ, được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.
Đĩa gốm hoa lam trang trí hình rồng, triều Lê Sơ, thế kỷ 15, sản phẩm của làng gốm Chu Đậu (Nam Sách, Hải Dương).
Hũ gốm hoa lam trang trí hình rồng, triều Lê Sơ – Mạc, thế kỷ 15-16.
Âu gốm hoa lam trang trí hình rồng, triều Lê Sơ – Mạc, thế kỷ 15-16.
Chân đèn bằng gốm hoa lam trang trí hình rồng, triều Mạc, niên hiệu Hưng Trị 2 (1589). Người tạo tác là nghệ nhân Đồ Xuân Vi, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An (nay thuộc Hà Nội).
Chân đèn bằng gốm hoa lam trang trí hình rồng, triều Mạc, niên hiệu Diên Thành 3 (1580). Người tạo tác là nghệ nhân Nguyễn Phong Lai và Hoàng Ngưu, xã Nghĩa Lư, huyện Cẩm Giàng (nay thuộc Hải Dương).
Đỉnh gốm men rạn trang trí đắp nổi hình rồng và nghê, triều Lê Trung hưng, niên hiệu Vĩnh Hựu 2 (1736), sản phẩm của làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội).
Lư hương bằng sành trang trí rồng, triều Lê Trung hưng – Nguyễn, thế kỷ 17-19, sản phẩm của làng gốm Thổ Hà (Việt Yên, Bắc Giang).
Ấm bằng gốm men ngà trang trí rồng, phượng, triều Lê Trung hưng – Nguyễn, thế kỷ 18-19.
Khay gốm men trắng trang trí tứ linh, triều Nguyễn, thế kỷ 19, sản phẩm của làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội).
Bát sứ men trắng vẽ lam trang trí hình rồng, thời Nguyễn, niên hiệu Minh Mệnh (1820-1840), đồ dùng sinh hoạt đặt sản xuất ở Trung Hoa, dùng trong cung đình Huế.
Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG
Tags: Hiện vật lịch sử, Thủ công - mỹ nghệ, Bảo tàng, Rồng, Gốm sứ