Chùm ảnh: Thăm lăng mộ của danh tướng Nguyễn Hữu Cảnh

Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700) là vị tướng có công lớn dưới thời chúa Nguyễn trong việc đánh giặc, mở cõi, định hình lãnh thổ Việt Nam. Sau khi mất ông được an táng tại Cù Lao Phố, Đồng Nai. Năm 1802, di hài ông được cải táng về quê nhà ở Quảng Bình…

Toàn cảnh khu lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh ở xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Khu lăng mộ mới được trùng tu lớn vào năm 2013.

Sau quá trình trùng tu, lăng mộ vị danh tướng thời chúa Nguyễn mang một diện mạo mới với nhiều hạng mục được xây dựng bằng đá bề thế.

Phía trước khu lăng mộ có một hồ nước với cây cầu đá ba nhịp bắc qua.

Bên kia cầu là bốn trụ biểu bằng đá, đánh dấu khu vực chính của lăng mộ.

Sau hàng trụ biểu là con đường lát đá dẫn đến nhà bia.

Trong nhà bia có tấm bia đá cao khoảng 1,2m, lập năm 1925. Nội dung bia ghi lại đôi nét về thân thế, công trạng ngài Nguyễn Hữu Cảnh và thông tin về việc lập bia.

Sau nhà bia là mộ phần của Vĩnh An Hầu Nguyễn Hữu Cảnh.

Trước lối vào mộ có một hương án làm bằng đá chạm trổ tinh xảo. Sau hương án là lư hương, cũng làm bằng đá.

Mộ phần được xây bằng đá, có hình dạng của một ngôi nhà với hai tầng mái, được bao quanh bằng một vòng tường đá thấp.

Đầu mộ có một nhà bia nhỏ.

Bình phong hậu làm bằng đá, chạm hình hổ phù.

Theo sử sách, lúc mới ngoài 20 tuổi, Nguyễn Hữu Cảnh đã lập được nhiều công trạng trên chiến trường khi phò tá chúa Nguyễn Phúc Chu.

Trong suốt sự nghiệp của mình, ông được xem là vị tướng mở cõi Nam Bộ với việc xác lập chủ quyền cho người Việt tại vùng đất Đồng Nai, Gia Định vào năm 1698.

Ngày nay, lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh đã trở thành một di tích lịch sử quan trọng của tỉnh Quảng Bình.

Theo KIẾN THỨC

Tags: , , , ,