⠀
Chùm ảnh: Soi các loài chim khướu mỏ quặp thú vị của Việt Nam
Trong thế giới chim chóc, họ Khướu mỏ quặp (Vireoonidae) gồm những loài chim nhỏ màu sắc đẹp, có đầu mỏ quặp xuống đặc thù. Ở Việt Nam, các loài khướu mỏ quặp chủ yếu được ghi nhận ở vùng núi cao.
Ảnh: eBird.
Khướu mỏ quặp bụng hung (Pteruthius rufiventer) dài 20-21 cm, là loài định cư hiếm đến không phổ biến tại Tây Bắc (VQG Hoàng Liên Sa Pa). Sinh cảnh của loài chim này là rừng lá rộng thường xanh, độ cao 1.200-2.600 mét.
Khướu mỏ quặp mày trắng (Pteruthius aeralatus) dài 16-18 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc và Trung Trung Bộ. Chúng được ghi nhận ở rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao giữa lá rộng thường xanh và cây lá kim, độ cao 700-2.500 mét.
Khướu mỏ quặp bụng trắng (Pteruthius annamensis) dài 16-18 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Nam Trung Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao giữa lá rộng thường xanh và cây lá kim, độ cao 700-2.100 mét.
Khướu mỏ quặp Ngọc Linh (Pteruthius xanthochlorus) dài 12-13 cm, là loài định cư hiếm tại phía Tây của Trung Trung Bộ (dãy núi Ngọc Linh, Kon Tum). Sinh cảnh của loài này là rừng lá rộng thường xanh, độ cao 1.700-2.600 mét, thường kiếm ăn theo đàn hỗn hợp, đi một mình hoặc đôi, di chuyển chậm.
Khướu mỏ quặp tai đen (Pteruthius melanotis) dài 11-12 cm, là loài định cư, không phổ biến đến tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc và Trung Trung Bộ. Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, độ cao 1.200-2.200 mét.
Khướu mỏ quặp cánh vàng (Pteruthius aenobarbus) dài 11-12 cm, là loài định cư, tương đối phổ biến tại Tây Bắc và Trung Bộ. Chúng được ghi nhận ở rừng lá rộng thường xanh, độ cao 700-.2.500 mét, thường kiếm ăn theo đàn hỗn hợp.
Khướu mào bụng trắng (Erpornis zantholeuca) dài 12-14 cm, là loài định cư, phổ biến trong cả nước. Sinh cảnh của loài chim này là rừng lá rộng thường xanh, rừng hỗn giao rụng lá, thường di chuyển kiếm ăn trong đàn hỗn hợp.
Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG
Tags: Thiên nhiên, Động vật, Chim