Chùm ảnh: Những loài chim hoét hót cực hay ở Việt Nam

Họ Hoét (Turdidae) gồm những loài chim có kích cỡ vừa và nhỏ, thân hình tròn trịa, lông mềm. Giọng hót của một số loài trong họ này được coi là thuộc nhóm hay nhất trong thế giới chim chóc.Chùm ảnh: Những loài chim hoét hót cực hay ở Việt Nam

Ảnh: eBird.

Hoét lưng xám (Turdus hortulorum) dài 23-24 cm, là loài di cư không phổ biến qua Đông Bắc, trú đông tương đối phổ biến tại Đông Bắc, Bắc Trung Bộ (có thể gặp ở VQG Cúc Phương, Xuân Thủy, khu BTTN Nghĩa Hưng trong mùa di cư). Sinh cảnh của chúng là rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, rừng trống trải, vườn trồng trong mùa di cư.

Hoét ngực đen (Turdus dissimilis) dài 22-24 cm, là loài định cư hiếm tại Tây Bắc, di cư, trú đông tương đối hiếm tại Đông Bắc và Bắc Trung Bộ. Chúng sống ở rừng lá kim, rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh.

Hoét bụng trắng (Turdus cardis) dài 22-23 cm, là loài di cư tương đối phổ biến qua Đông Bắc, trú đông tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc và Trung Trung Bộ (VQG Tam Đảo, Ba Vì, Cúc Phương). Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, vườn trồng, công viên trong mùa di cư.

Hoét đen cánh trắng (Turdus boulboul) dài 27-29 cm, là loài định cư hiếm tại Tây Bắc và Đông Bắc, thỉnh thoảng di chuyển qua Đông Bắc (VQG Ba Vì). Sinh cảnh của chúng là rừng lá rộng thường xanh, rừng đỗ quyên, sinh sản ở độ cao trên 1.200 mét.

Hoét đen (Turdus mandarinus) dài 28-29 cm, là loài di cư trú đông phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc vat Trung Trung Bộ (VQG Cúc Phương, Vũ Quang, Bạch Mã, khu BTTN Đakrông vào mùa đông). Chúng sống ở rừng trống trải, rừng thứ sinh, nương rẫy.

Hoét mày trắng (Turdus obscurus) dakf 22-25 cm, là loài di cư, trú đông tương đối phổ biến trong cả nước (trừ Bắc Trung Bộ). Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, rừng trồng, rừng ngập mặn, vườn, công viên trong mùa di cư.

Hoét Trung Quốc (Turdus mupinensis) dài 23 cm, là loài di cư trú đông hiếm tại Đông Bắc. Chúng sống ở rừng trồng và các sinh cảnh khác nhau khi di cư, thường ghi nhận ở độ cao thấp.

Hoét vàng (Geokichla citrina) dài 20-24 cm, là loài định cư không phổ biến tại Trung, Nam Trung Bộ, trú đông không phổ biến tại Nam Bộ, di cư tương đối phổ biến qua Đông Bắc. Sinh cảnh của chúng là rừng lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh, bìa rừng, bụi rậm trong mùa di cư.

Hoét Siberia (Geokichla sibirica) dài 21-24 cm, là loài trú đông không phổ biến tại Tây Bắc, Trung và Nam Trung Bộ, di cư không phổ biến qua Đông Bắc (VQG Tam Đảo, Xuân Thủy). Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, rừng trồng trong mùa di cư, thường di chuyển gần mặt đất.

Sáo đất (Zoothera dauma) dài 27-30 cm, là loài định cư không phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc và Nam Trung Bộ (VQG Bidoup Núi Bà). Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh và rừng lá kim, độ cao 400-2.600 mét.

Sáo đất lớn (Zoothera aurea) dài 29-31 cm, là loài trú đông không phổ biến đến tương đối phổ biến tại Tây Bắc, Đông Bắc và Trung Bộ, ghi nhận di cư qua Đông Bắc (VQG Tam Đảo, Cúc Phương, Ba Vì, Bạch Mã, Bách Thảo Hà Nội).

Sáo đất nâu (Zoothera marginata) dài 23-26 cm, là loài định cư tương đối hiếm tại Tây Bắc, Đông Bắc và Trung Bộ (VQG Bidoup Núi Bà). Sinh cảnh của chúng là rừng lá rộng thường xanh, thường gần các con suối hoặc khu vực ẩm ướt, độc ao 600-2.565 mét.

Cô cô đầu xám (Cochoa purpurea) dài 26-28 cm, là loài định cư hiếm tại Tây Bắc và Đông Bắc (VQG Hoàng Liên Sa Pa, Tam Đảo, Cúc Phương). Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, độ cao 1.000-2.150 mét.

Chùm ảnh: Những loài chim hoét hót cực hay ở Việt Nam

Cô cô xanh (Cochoa viridis) dài 27-29 cm, là loài định cư, tương đối hiếm tại Tây Bắc, Đông Bắc và Trung Bộ (VQG Hoàng Liên Sa Pa, Tam Đảo, Cúc Phương). Chúng sống ở rừng lá rộng thường xanh, độ cao 700-2.600 mét.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG

Tags: , ,