⠀
Chùm ảnh: Miền Bắc Việt Nam năm 1998 qua 65 bức ảnh
Khám phá cuộc sống ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành khu vực phía Bắc năm 1998 qua loạt ảnh tuyệt vời du một du khách Đức thực hiện.
Ảnh: Gunter Hartnagel / Flickr.
Đền Phù Ủng trên phố Lý Quốc Sư, Hà Nội năm 1998.
Chiến sĩ cảnh sát làm nhiệm vụ ở khu vực phố cổ Hà Nội.
Nụ cười “tỏa nắng” của người phụ nữ mang đòn gánh trên vai. Ảnh chụp ở phố Nhà Chung.
Nhà hát Lớn Hà Nội nhìn từ phố Tràng Tiền.
Các tầng lớp quần chúng nhân dân viếng lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Quốc kỳ Việt Nam tung bay trên quảng trường Ba Đình.
Chùa Trấn Quốc nhìn từ đường Thanh Niên.
Cổng đền Quán Thánh, một trong Tứ Trấn huyền thoại của kinh thành Thăng Long xưa.
Trên phố Quốc Tử Giám, phía trước Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội.
Từ Văn Miếu Môn nhìn vào bên trong khuôn viên Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Khung cảnh thôn quê ở Hoa Lư, Ninh Bình năm 1998.
Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng ở Cố đô Hoa Lư.
Đồng lúa ở Hoa Lư.
Đàn vịt bơi lội trong ao nước ở Hoa Lư.
Cổng chùa Bích Động, ngôi chùa nổi tiếng nằm ở huyện Hoa Lư.
Phong cảnh gần chùa Bích Động.
Trên hành trình khám phá danh thắng Tam Cốc.
Cư dân địa phương chở lúa bằng thuyền ở Tam Cốc.
Những bó lúa mới gặt chất đống trên con thuyền thô sơ.
Gặt lúa giữa mênh mông sóng nước.
Mảnh sân mùa gặt ở Tam Cốc.
Giấc ngủ trên thuyền của một cậu bé Ninh Bình.
Trên vịnh Hạ Long.
Khung cảnh ở Cát Bà.
Núi non và rừng rậm ở Cát Bà.
Toàn cảnh thị trấn Mai Châu, Hòa Bình.
Phong cảnh Mai Châu.
Cầu treo dẫn vào bản ở gần Sơn La.
Trên đồng lúa gần Sơn La.
Phong cảnh trên đường từ Sơn La đi Điện Biên Phủ.
Khu hầm tướng de Castries ở thị xã Điện Biên Phủ, tỉnh lỵ của tỉnh Lai Châu năm 1998.
Hiện vật trưng bày ngoài trời ở Bảo tàng Điện Biên Phủ.
Xác xe tăng M24 Chaffee của Pháp ở Điện Biên Phủ.
Trẻ em ở Mường Lay, tỉnh lỵ cũ của tỉnh Lai Châu (từ 1962–1992), nay thuộc tỉnh Điện Biên.
Cư dân địa phương bên ngoài một khu nhà ở Mường Lay.
Một khu dân cư trên Quốc lộ 12, gần thị xã Lai Châu.
Trẻ em mưu sinh trên Quốc lộ 12.
Khung cảnh làng quê thanh bình ở Lai Châu.
Ba bé gái Lai Châu và chú chó con.
Trên đường từ Lai Châu đi Sa Pa.
Phong cảnh trên đường đi Sa Pa.
Ruộng đồng và núi non gần đèo Ô Quy Hồ, tuyến đường đèo nằm ở ranh giới Lai Châu và Lào Cai.
Dưới chân đèo Ô Quy Hồ.
Đình Fansipan nhìn từ đèo Ô Quy Hồ.
Từ đèo Ô Quy Hồ nhìn về phía Sa Pa.
Toàn cảnh thị trấn Sa Pa năm 1998.
Đồi núi và ruộng bậc thang Sa Pa.
Đồng bào dân tộc H’Mông làm việc trên ruộng lúa.
Cô gái H’Mông cấy lúa.
Chân dung một thanh niên H’Mông.
Phụ nữ và trẻ em đồng bào Dao Đỏ ở Sa Pa.
Người phụ nữ Dao Đỏ trên đường về bản.
Những người phụ nữ H’Mông ngoài chợ Sa Pa.
Ba người đàn ông ngồi trên đồi cùng chai rượu.
Đàn trâu trên thửa ruộng bậc thang gần một bản của người H’Mông.
Bức tranh đồng quê bình dị ở Sa Pa năm 1998.
Ánh tà dương trên núi đồi Sa Pa.
Đàn ngựa thảnh thơi gặm có giữa khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
Đồng bào dân tộc H’Mông mang vác hàng hóa đến chợ phiên Bắc Hà, thị trấn Bắc Hà, Lào Cai năm 1998.
Hai thiếu nữ người H’Mông Hoa ở chợ phiên Bắc Hà.
Người đẹp H’Mông Hoa nở nụ cười rạng người với một chiếc răng bịt vàng, tay cầm que kem.
Người phụ nữ bán nông sản cạnh khu chợ ngựa Bắc Hà.
Người thợ rèn hành nghề ở chợ.
Những thửa ruộng bậc thang ở Bản Phố, xã giáp ranh thị trấn Bắc Hà.
Người dân Bản Phố cày ruộng bằng trâu.
“Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” trên ruộng bậc thang.
Trẻ em ngồi chơi trên bờ ruộng khi cha mẹ làm việc.
Bé gái người H’Mông ở Bản Phố.
Hai chú bé Bản Phố chơi đùa với xe cút kít.
Người đàn ông Bản Phố cưỡi ngựa.
Xưởng rèn thủ công ở Bản Phố.
Một góc ruộng bậc thang Bản Phố nhìn từ trên cao.
Bà mẹ người H’Mông về nhà cùng các con sau một ngày làm việc cần mẫn.
CTV
Tags: Hà Nội, Ninh Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh, Việt Nam thập niên 1990, Lào Cai, Hòa Bình, Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Gunter Hartnagel