Chùm ảnh: Mê mẩn với vẻ đẹp của chim đầu rìu Việt Nam

Có tính lãnh thổ cao, chim đầu rìu trống thường phát ra tiếng kêu để khẳng định chủ quyền khu vực mình sống. Các cuộc rượt đuổi và đánh nhau bằng mỏ thường xảy ra, có thể rất tàn bạo, dẫn đến mù mắt.Chùm ảnh: Mê mẩn với vẻ đẹp của chim đầu rìu Việt Nam

Ảnh: eBird.

Có ngoại hình không thể nhẫm lẫn với các loài chim khác, chim đầu rìu (Upupa epops) là một trong những loài chim ấn tượng nhất sinh sống ở Việt Nam.

Đây loài chim định cư không phổ biến, được ghi nhận trên cả nước. Chúng cũng là loài di cư tương đối phổ biến qua khu vực Đông Bắc.

Các cá thể chim đầu rìu trưởng thành dài 27-33 cm, có thâm xám nâu, cánh và đuôi đen, trên cánh điểm các viền trắng lớn, cổ họng đến phía trên bụng màu nâu nhạt.

Đỉnh đầu có màu cam nâu, mào cao, rộng, phía đầu mào điểm các chấm đen, mỏ nhỏ và dài, hơi cong xuống dưới. Các cá thể trống và mái không có nhiều khác biệt về hình thái.

Chế độ ăn của chim đầu rìu chủ yếu bao gồm côn trùng, được tìm bới trên mặt đất bằng cái mỏ dài. Đôi khi chúng cũng ăn các loài bò sát nhỏ, ếch và thực vật như hạt, quả mọng.

Có tính lãnh thổ cao, các con trống thường phát ra tiếng kêu để khẳng định chủ quyền khu vực mình sống. Các cuộc rượt đuổi và đánh nhau bằng mỏ thường xảy ra, có thể rất tàn bạo, dẫn đến mù mắt.

Trong tự nhiên, chim đầu rìu được ghi nhận ở các khu vực trống trải, bán sa mạc, cây bụi, rừng cây gỗ thưa, vườn, nơi canh tác, phân bố lên đến độ cao 1.550 mét. Chúng làm tổ trong hốc cây.

Đây là loài chim chung thủy một vợ một chồng. Chúng sinh sản từ tháng 1-5, chim mái thường đẻ 5-7 trứng mỗi lứa. Thời gian ấp trứng 15 đến 18 ngày. Trong thời gian đó con trống tìm mồi cho con mái ăn.

Tại Việt Nam, có thể bắt gặp chim đầu rìu dễ dàng tại các Vườn quốc gia Xuân Thủy, Khu bảo tồn thiên nhiên Tiền Hải, Nghĩa Hưng, Thái Thụy (trong mùa di cư).

Chùm ảnh: Mê mẩn với vẻ đẹp của chim đầu rìu Việt Nam

Trên thế giới, chim đầu rìu phân bố rất rộng, với phạm phi bao phủ châu Âu, châu Á và Bắc Phi.

Có 6 phân loài của chim đầu rìu đã được ghi nhận, trong đó phân loài ở Việt Nam là Upupa epops longirostris – có phạm vi cư trú từ Đông Bắc Ấn Độ đến Bắc bán đảo Mã Lai, Đông Dương và Nam Trung Quốc.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG 

Tags: , ,