⠀
Chùm ảnh: Diện mạo Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội thập niên 1920
Văn Miếu – Quốc Tử Giám Hà Nội được coi là biểu tượng cho nền khoa cử thời phong kiến Việt Nam. Vào thập niên 1920, khu vực xung quanh di tích này vẫn còn rất hoang sơ.
Từ trên cổng Văn Miếu – Quốc Tử Giám nhìn ra hồ Văn, Hà Nội thập niên 1920.
Văn Miếu Môn – cổng chính của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, 1928. Trên gác của Văn Miếu Môn lúc này có bia đá khắc hai bài thơ của vua Khải Định, nay không còn nữa.
Từ Văn Miếu Môn nhìn về Đại Trung Môn. Sau Đại Trung Môn là Khuê Văn Các.
Từ Đại Trung Môn nhìn về Văn Miếu Môn.
Từ Đại Trung Môn nhìn về Khuê Văn Các.
Giếng Thiên Quang nằm sau Khuê Văn Các.
Các bia đá nằm ở hai bên giếng Thiên Quang. Đến những năm 2000 mái che bia đá mới được xây dựng.
Tòa Đại Bái Đường ở khu điện thờ của Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Gian chính của Đại Bái Đường nhìn từ bên ngoài.
Các viên quan đứng trước Đại Bái Đường.
Các quan thực hiện nghi lễ tại Đại Bái Đường.
Bên trong tòa Đại Bái Đường. Phía sau công trình này là tòa Thượng Điện.
S.T
Tags: Hà Nội, Đông Dương thời thuộc địa