Chùm ảnh: Chiêm ngưỡng 5 loài chim trảu cực đẹp của Việt Nam

Trong thế giới chim chóc, họ Trảu (Meropidae) gồm những loài chim chuyên ăn côn trùng (đặc biệt là ong), có mỏ dài, cong và bộ lông nhiều màu sắc. Việt Nam là nơi sinh sống của 5/26 loài chim trảu đã biết.Chùm ảnh: Chiêm ngưỡng 5 loài chim trảu cực đẹp của Việt Nam

Ảnh: eBird.

Trảu lớn (Nyctyornis athertoni) dài 33-37 cm, là loài định cư tương đối phổ biến trong cả nước (có thể quan sát tại các VQG Tam Đảo, Cúc Phương, Cát Tiên, Chư Yang Sin).

Sinh cảnh của loài chim trảu này là rừng lá rộng thường xanh, bán thường xanh, rừng hỗn giao với rừng khộp, dầm lầy nước ngọt, phân bố lên đến độ cao 2.200 mét (thường ghi nhận dưới tán rừng).

Trảu đầu hung (Merops orientalis) dài 19-20 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Trung Bộ, phổ biến tại Nam Bộ (dễ quan sát tại các VQG Tràm Chim, U Minh Thượng, U Minh Hạ).

Loài chim này sống ở sinh cảnh bán sa mạc, các khu vực trống trải gần khu dân cư, canh tác, gần bãi biển, đụn cát, phân bố đến độ cao 1.600 mét.

Trảu ngực nâu (Merops philippinus) dài 23-24 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại, Trung, Nam Trung Bộ và Nam Bộ, di cư sinh sản tại Bắc và Trung Trung Bộ, di cư qua Đông Bắc.

Chúng sống ở nơi nhiều cây cối tại các đô thị, khu vực canh tác ven biển, đụn cát ven biển, dọc các con sông lớn, thỉnh thoảng ghi nhận tại rừng ngập mặn, phân bố lên đến độ cao 2.850 mét (thường sinh sản tại vùng đất thấp, sống thành tập đoàn, di chuyển theo đàn lớn).

Trảu họng xanh (Merops viridis) dài 22-24 cm, là loài định cư không phổ biến tại Nam Trung Bộ và Nam Bộ (ven biển), di cư sinh sản tại Bắc và Trung Trung Bộ, di cư qua Đông Bắc, Trung Trung Bộ và Nam Bộ.

Loài chìm này sống ở rừng trồng, vườn, công viên, khu vực nhiều cây tại các đô thị, khu vực có cây cối dọc các sông lớn, thỉnh thoảng ghi nhận tại rừng ngập mặn, phân bố lên đến độ cao 800 mét (thường ghi nhận di chuyển theo đàn).

Chùm ảnh: Chiêm ngưỡng 5 loài chim trảu cực đẹp của Việt Nam

Trảu họng vàng (Merops leschenaulti) dài 21-23 cm, là loài định cư tương đối hiếm tại Tây Bắc, Trung Trung Bộ, tương đối phổ biến tại Nam Trung Bộ và Nam Bộ (dễ quan sát tại VQG Cát Tiên, Chưng Yang Sin, Bidoup Núi Bà, Phú Quốc).

Sinh cảnh của chúng là rừng lá rộng thường xanh nơi trống trải, rừng bán thường xanh, rừng hỗn giao với rừng khộp, tre nứa, bìa rừng và vùng bị khai thác, rừng ngập mặn, cây bụi ven biển, rừng trên đảo, rừng trồng, phân bố lên đến độ cao 1.830 mét (thường ghi nhận dọc theo sông suối).

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG

Tags: , ,