Chùm ảnh: Bên trong Bảo tàng Maurice Long của Hà Nội xưa

Bảo tàng Maurice Long là bảo tàng kinh tế đầu tiên và có quy mô lớn nhất Đông Dương. Hiện vật trưng bày trong bảo tàng phản ánh diện mạo kinh tế – văn hóa Đông Dương thời thuộc địa.

Khánh thành năm 1902, nhà đấu xảo (vị trí Cung văn hóa Hữu Nghị Hà Nội ngày nay) là một nhà triển lãm có quy mô lớn bậc nhất Đông Dương xưa. Vào thập niên 1920, công trình được chuyển thành Bảo tàng Maurice Long để tưởng nhớ Toàn quyền Đông Dương Maurice Long (1866-1923).

Sảnh lối vào chính Bảo tàng Maurice Long. Đây là bảo tàng kinh tế đầu tiên và có quy mô lớn nhất Đông Dương. Hiện vật trưng bày trong bảo tàng là các sản phẩm phản ánh thành tựu kinh tế và bản sắc văn hóa Đông Dương những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20.

Phòng trưng bày trung tâm của bảo tàng. Có thể nhìn thấy ở đây những sản phẩm thủ công mang đậm chất truyền thống của người Việt như đồ gốm sứ, đồ gỗ cẩn xà cừ… Nhiều hiện vật có giá trị cao được trưng bày trong tủ kính.

Một góc phòng trưng bày trung tâm, phía sau quầy trưng bày các sản phẩm tự nhiên.

Trong phòng trưng bày những sản phẩm đặc trưng của Đông Dương. Hiện vật ở nơi đây được bảo quản trong các tủ kính.

Phòng trưng bày lâm sản với các sản phẩm lằm bằng gỗ, tre và mây.

Khung cảnh nhìn từ lối vào của một phòng trưng bày phụ với bộ bàn thờ được sơn son thếp vàng, chạm khảm tinh xảo.

Những người phụ nữ sản xuất thảm lụa thủ công tại một gian của bảo tàng.

Tượng ông Toàn quyền Đông Dương Maurice Long được đặt trong bảo tàng. Trong Thế chiến II, công trình đã bị phả hủy khi quân Đồng minh tấn công các vị trí của quân Nhật ở Hà Nội. Đến năm 1978, chính phủ Liên Xô xây tặng cho nhân dân Hà Nội một cung văn hóa tại nơi đây. Công trình khánh thành vào 1/9/1985, mang tên Cung văn hóa Hữu Nghị Việt – Xô…

S.T

Tags: ,