Chùm ảnh: Bên trong bảo tàng Ai Cập ở Cairo năm 1914

Hình thành từ năm 1835, Bảo tàng Ai Cập ở thành phố Cairo là nơi lưu giữ bộ sưu tập các hiện vật của nền văn minh Ai Cập cổ đại lớn nhất thế giới. Cùng ghé thăm bảo tàng này vào thời điểm năm 1914.

Ảnh: Auguste Léon / Collections.albert-kahn.hauts-de-seine.fr.

Năm 1909, ông chủ ngân hàng người Pháp Albert Kahn (1860–1940) bắt đầu thực hiện dự án “Kho dữ liệu về Trái đất” để ghi lại những hình ảnh từ nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới bằng hệ thống chụp và xử lý ảnh bằng kính màu – phương pháp chụp ảnh màu đầu tiên trên thế giới. Albert Kahn đã cử các nhiếp ảnh gia của mình tới hơn 50 quốc gia trên thế giới và chụp tổng cộng 72.000 bức ảnh.

Cổng chính của Bảo tàng Ai Cập ở Cairo năm 1914.

Bức tượng chân dung của hoàng hậu Tiye, vợ của Amenhotep III, vị pharaon quyền lực nhất trong lịch sử Ai Cập cổ đại – một hiện vật trong Bảo tàng.

Tượng Ranefer (hay Ranofer), một hoàng tử của Ai Cập trong Vương triều thứ 4.

Tượng Ranefer trong y phục thầy tế.

Tấm bia khắc hình Teti, vị pharaon đầu tiên thuộc Vương triều thứ 6. Hình hai người con trai của ông được khắc bên cạnh.

Tấm bia của hoàng tử Intef, người sẽ trở thành một pharaon thuộc Vương triều thứ 17.

Mí cửa khắc tên Thutmosis I, pharaon thứ ba của Vương triều thứ 18.

Một số món đồ thờ cúng thời pharaon Ramesses, vương triều thứ 19.

Bảng gỗ khắc kinh văn bằng chữ Ai Cập cổ.

Tượng cừu tìm được trên đảo Elephantine, một cù lao nằm trên sông Nil.

Mặt nạ nạm vàng.

Xe kéo và ghế được tìm thấy trong lăng mộ Tutankhamun, một pharaon Ai Cập thuộc Vương triều thứ 18.

Một chiếc hộp cẩn đá quý được dùng làm đồ tùy táng.

Một xác ướp được trưng bày trong tủ kính.

Mảnh tường khắc chữ tượng hình lấy từ một nhà nguyện đỏ, một công trình thời pharaon Hatshepsut, nữ vương nổi tiếng của Ai Cập cổ.

Một số vật dụng trang trí của người Ai Cập cổ.

Các loại tượng nhỏ bằng đá dùng làm đồ tùy táng.

Một phần của “quyển sách về cái chết”, văn tự bằng giấy cói dài 16 mét của nền văn minh Ai Cập.

Một phần của “quyển sách về cái chết”.

Tượng pharaon Amenhotep III và vợ là hoàng hậu Tiye.

Tượng Khonsu – vị thần cai quản mặt trăng trong thần thoại Ai Cập.

Tượng Rahotep – một hoàng tử thuộc Vương triều thứ 4 – và vợ là Nofret.

Tượng một đại đội bộ binh gồm 40 người, thuộc Vương triều thứ 11.

Tượng bò – một hóa thân của Hathor, vị thần của tình yêu, cái đẹp và nghệ thuật.

Quan tài và xác ướp linh dương.

Một cỗ quan tài được bày trong tủ kính.

Cỗ quan tài có niên đại vào Vương triều Ai Cập thứ 23.

Cỗ quan tài có niên đại vào Vương triều Ai Cập thứ 23.

Quan tài vẽ hình thần Horus.

Một cỗ quan tài.

Một cỗ quan tài.

Mặt trong một quan tài với các hình vẽ sinh động.

Những chiếc bình đựng nội tạng người, dùng trong nghi thức ướp xác.

Các loại tượng dùng trong nghi lễ tôn giáo.

Các món đồ trang sức an táng cùng người đã khuất.

Các món đồ đủ loại trong một tủ trưng bày.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG

Tags: , , , , ,