Các trận hải chiến kinh điển thế giới: 4 – Hải chiến Midway

Trận Midway là một trận hải chiến quan trọng trong thế chiến thứ hai tại chiến trường Thái Bình Dương, diễn ra ngày từ ngày 4/6 – 7/6/1942. Hai bên tham chiến là hạm đội Nhật Bản và hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ.

Chỉ một tháng sau trận chiến biển Coral quyết định, hải quân Hoa Kỳ đã đánh bại một cuộc tấn công nữa của Hải quân Nhật Bản tại đảo san hô Midway, đánh dấu bước ngoặt trong chiến tranh Thái Bình Dương (1937 – 1945). Về những hậu quả ngắn hạn và dài hạn mà nó đem lại, nó là một trong những trận chiến hải quân quan trọng nhất ở vùng Thái Bình Dương, và có lẽ trong cả Chiến tranh thế giới thứ hai.

Cuộc tấn công của người Nhật vào Midway, cũng gồm một cuộc tấn công thứ hai nữa vào các cứ điểm tại quần đảo Aleut ở Alaska bởi một hạm đội nhỏ hơn, là một âm mưu của Hải quân Nhật Bản để nhử hạm đội tàu sân bay Mỹ vào một cái bẫy để tiêu diệt. Nhờ vậy tiêu diệt một cách có hiệu quả hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, và đảm bảo ưu thế hải quân của Nhật trên Thái Bình Dương ít nhất cho tới cuối năm 1943.

Như vậy, việc chiếm Midway sẽ đẩy xa thêm vành đai bảo vệ ra khỏi hòn đảo Nhật Bản. Thành công của chiến dịch này được coi là bước chuẩn bị cho những chiến dịch kế tiếp ở Fiji và Samoa, cũng thúc đẩy chiến dịch đánh chiếm Hawaii.

Nếu người Nhật thành công trong mục tiêu Midway, vùng phía đông bắc vành đai Thái Bình Dương sẽ là vùng không có nguy cơ đối với Hải quân Nhật Bản. Nhờ vậy, chiến dịch Midway, cũng như cuộc tấn công Trân Châu Cảng đã mở ra chiến tranh, không phải là một phần của chiến dịch chinh phục nước Mỹ mà là để chiếm lấy sức mạnh chiến lược ở Thái Bình Dương, để người Nhật có thể rảnh tay thành lập vùng bá chủ của họ, được gọi là khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á.

Trong những hoàn cảnh tốt nhất, họ hy vọng rằng người Mỹ sẽ bắt buộc phải tìm giải pháp đàm phán để chấm dứt Chiến tranh Thái Bình Dương. Tuy nhiên, như những gì đã xảy ra, trận chiến là một thất bại nặng nề cho người Nhật.

Với việc bẻ gãy cuộc tiến công của quân Nhật, Hoa Kỳ đã đạt được thắng lợi quyết định cho cả cuộc chiến.

Nhật Bản đã rất thành công trong việc nhanh chóng hoàn thành các mục tiêu chiến tranh ban đầu của họ, gồm cả việc chinh phục Philippines, chiếm Malaysia và Singapore, chiếm giữ các vùng tài nguyên sống còn ở Java, Borneo, và Indonesia. Hiểu theo nghĩa thông thường, mở đầu cho một giai đoạn các chiến dịch thứ hai được bắt đầu sớm vào tháng 1 năm 1942.

Tuy nhiên, vì có những khác biệt về chiến lược giữa hải quân và quân đội của họ, cũng như cuộc đấu tranh nội bộ giữa Tổng hành dinh của Hải quân và Hạm đội Liên hợp của Đô đốc Yamamoto, việc thành lập một chiến lược hiệu quả đã bị cản trở, và chiến lược tiếp theo không được cung cấp tài chính cho tới tận tháng 4 năm 1942.

Lúc đó, Đô đốc Yamamoto đã thành công trong cuộc đấu tranh trong giới quan trường để đưa khái niệm tác chiến của ông vào thực thi – đó là những chiến dịch tiếp theo ở vùng Trung Thái Bình Dương – trước khi các đối thủ khác có hành động tác chiến. Chúng gồm cả các chiến dịch khác cả trực tiếp hay gián tiếp nhằm vào Australia, cũng như các chiến dịch nhằm vào Ấn Độ Dương. Tuy nhiên, cuối cùng, Yamamoto đã công khai đe dọa từ chức trừ khi ông được tiếp tục kế hoạch của mình.

Lo ngại chiến lược ban đầu của Yamamoto là sự loại trừ các lực lượng tàu sân bay của Mỹ hiện đang còn ở đó. Sự lo ngại này càng tăng thêm khi quân đội Hoa Kỳ tiến hành chiến dịch “không kích Doolittle” ném bom vào Tokyo (18/4/1942) bằng các máy bay xuất phát tàu sân bay USS Hornet nhằm gây ra một cú sốc tâm lý lớn cho người dân Nhật và cho thấy rằng quân đội Nhật Bản không thể ngăn chặn các cuộc tấn công thẳng vào hòn đảo Nhật Bản. Yamamoto cho rằng một chiến dịch nhắm vào căn cứ tàu sân bay chính ở Trân Châu Cảng sẽ khiến họ phải chiến đấu.

Tuy nhiên, vì sức mạnh không quân trên bộ của Hoa Kỳ hiện đang ở Hawaii, Yamamoto kết luận rằng không thể đánh trực tiếp vào cứ điểm quân sự mạnh mẽ của Hoa Kỳ. Thay vào đó, ông lựa chọn đảo san hô Midway, nằm ở phía cực tây bắc của dãy quần đảo Hawaii, khoảng 1.300 hải lý từ Oahu. Bản thân Midway không có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng trong kế hoạch lớn hơn của Nhật Bản, tuy nhiên, người Nhật cảm thấy rằng người Mỹ sẽ coi Midway là một tiền đồn có tính sống còn đối với Trân Châu Cảng, và vì thế sẽ mạnh mẽ bảo vệ nó.

Trong trận hải chiến Midway, tình báo Hải quân Hoa Kỳ đóng một vai trò quan trọng. Tình báo hải quân Hoa Kỳ (hợp tác với tình báo Anh và Hà Lan) đã biết được một số phần trong hệ thống bộ giải mã liên lạc gốc của Hải quân Đế quốc Nhật Bản (JN-25), và đã rất gắng sức nhằm có được những phiên bản về sau này, nó chỉ được tung ra ngay trước cuộc tấn công Trân Châu Cảng. Việc thu thập được nhiều thông tin tình báo qua radio của hải quân Nhật từ cuộc không kích Doolittle càng làm JN-25 mất giá trị.

Vì vậy, tới tháng 5 năm 1942 người Mỹ đã biết rằng người Nhật đang chuẩn bị tung ra một cuộc tấn công lớn nhằm vào một mục tiêu (được gọi là “AF” từ đầu tháng 6), và có thể hy vọng phục kích trước cuộc tấn công này. Mặc dù những phân tích về các dữ kiện đó, ” Hypo”, đơn vị mật mã của Nimiz tại Trân Châu Cảng, đã tin rằng “AF” chính là Midway. Mặt khác, cấp trên của Nimiz tại Washington, Đô đốc Ernest King, và đơn vị mật mã của riêng ông – OP-20-G – tin rằng AF thuộc quần đảo Aleut.

Một sỹ quan hải quân trẻ, Jasper Holmes, đã đưa ra một mưu kế tài tình ở Ban giải mã Hypo để có thể xác định chính xác vị trí của AF. Bằng cách sử dụng dây cáp ngầm dưới biển, ông yêu cầu chỉ huy căn cứ Midway gửi qua radio một tin nhắn về Trân Châu Cảng nói rằng nước uống đang cạn kiệt ở Midway vì nhà máy nước hỏng — và tin này được gửi bằng một kiểu mật mã mà họ cho rằng người Nhật đã biết cách giải mã.

Ngay sau đó, một bức mật mã của người Nhật hóa mã bằng JN-25 đã nói rằng “AF” gặp phải những vấn đề về nước ngọt, và rằng lực lượng tấn công phải sắp sẵn kế hoạch về vấn đề này. Từ đó “AF” được khẳng định là Midway.

Các thông tin có được thông qua bộ giải mã JN-25 đến rất chậm, một phần vì nó là kết quả của những sự chuẩn bị vội vã của người Nhật, và không phải đến phút cuối cùng Đô đốc Chester Nimitz của CINCPAC mới có đủ thông tin để tổng hợp và xếp đặt phục kích cho lực lượng tấn công ở Midway. Ông có trong tay hai tàu sân bay thuộc lực lượng tấn công của Phó đô đốc William Halsey—nhưng chính Halsey lúc ấy đang bị bệnh vảy nến, và đã được thay thế bằng Đô đốc Raymond A. Spruance (chỉ huy lực lượng hộ tống Halsey) từ tuyến sau.

Nói về tầm quan trọng cũng như ảnh hưởng của Midway, lịch sử đã nhìn nhận nó khá khách quan và sâu sắc nhưng không kém phần… cẩn trọng.

Mặc dù trận Midway thường được gọi là một thắng lợi quyết định của Hoa Kỳ , “bước ngoặt của chiến trường Thái Bình Dương”, rõ ràng là Hoa Kỳ chưa thể thắng cuộc chiến Thái Bình Dương trong vòng một đêm. Hải quân Nhật Bản tiếp tục chiến đấu gan lì, và phải mất nhiều tháng trước khi Hoa Kỳ xoay trở từ trạng thái cân bằng hải lực sang trạng thái chiếm ưu thế. Cho dù không có sự khác biệt to lớn về lực lượng giữa hai bên tham chiến, đặt giả thiết là Hoa Kỳ đã thua trận chiến này, Nhật Bản cuối cùng vẫn sẽ thua Hoa Kỳ trên mặt trận Thái Bình Dương.

Như thế, Midway không phải là trận chiến “quyết định” trong cùng ý nghĩa như trận Salamis hay trận Trafalgar. Tuy nhiên, chiến thắng ở Midway đưa Hoa Kỳ vào thế chủ động, gây thiệt hại nặng cho lực lượng Nhật khiến nó không thể hồi phục lại được và rút ngắn chiến cuộc tại Thái Bình Dương.

Chỉ hai tháng sau trận Midway, nhận ra sự bất ổn của phía Nhật, người Mỹ tấn côngGuadalcanal; nếu không có thắng lợi ở Midway, người Mỹ không thể sớm tấn công như thế hoặc có thì cũng không thành công như đã đạt được ở Guadalcanal. Bảo đảm được tuyến hậu cần đi tới Úc và Ấn Độ Dương trong thời gian đó, cùng với việc tiêu hao lực lượng Nhật trong chiến dịch Guadalcanal, đã có những ảnh hưởng sâu rộng đến tiến trình chiến tranh.

Tác động của việc này đến rút ngắn thời gian cuộc chiến thì vẫn còn bàn cãi, mặc dù lực lượng tàu ngầm của Hạm đội Thái Bình Dương đã khiến nền kinh tế Nhật Bản đi đến chỗ đình trệ vào tháng 1 năm 1945.

Trong khi trận Midway chưa chứng tỏ là không quân của Hải quân Nhật hoàn toàn bị tiêu diệt, nó lại là một đòn chí tử. Chương trình huấn luyện phi công của Nhật trước chiến tranh đào tạo ra các phi công với phẩm chất rất cao nhưng với số lượng ít. Nhóm nhỏ các phi công tài giỏi này là những chiến binh dày dạn trong chiến đấu. Tại Midway, Nhật Bản mất rất nhiều các phi công thiện chiến chỉ trong một ngày mà chương trình huấn luyện đào tạo trong một năm.

Trong các trận chiến sau này quanh Guadalcanal vào cuối năm 1942 như trận Đông Solomons và trận Santa Cruz không quân của Hải quân Nhật không gượng dậy được bởi bị tiêu hao cho dù tổn thất của hai bên là khá tương đương. Các nhà hoạch định chiến lược của Nhật đã sai lầm trong dự đoán một cuộc chiến tranh lâu dài và không ngừng nghỉ. Kết quả là nước Nhật đã không bổ sung, bù đắp đủ cho những thiệt hại về tàu bè, phi công và thủy thủ.

Mặc dù chương trình huấn luyện của Nhật trong chiến tranh có đào tạo phi công nhưng họ không được huấn luyện thích đáng khi chiến tranh tiếp diễn, và sự mất cân đối này trở nên tồi tệ hơn khi các máy bay chiến đấu thế hệ sau của Hoa Kỳ tỏ rõ ưu việt trước máy bay của Nhật Bản.

Khoảng giữa năm 1943, những thiệt hại ở Midway và quần đảo Solomons đã làm kiệt quệ lực lượng không quân của hạm đội Nhật. Tệ hơn nữa, thói quen của quân đội Nhật là vẫn giữ các phi công điêu luyện ở lại chiến đấu đã làm suy yếu năng lực huấn luyện đội ngũ phi công mới. Trái lại, Hải quân Mỹ điều các phi công xuất sắc của họ trở về các căn cứ huấn luyện để truyền thụ, nhân rộng các kỹ năng đánh bại người Nhật

Sự hủy hoại 4 hàng không mẫu hạm của hạm đội Nhật Bản là một tổn thất không thể thay thế được. Nước Nhật đã không thể bổ sung đủ 4 chiếc khác mãi cho đến đầu năm 1945. Trong khoảng thời gian đó, Hải quân Hoa Kỳ đã cho vào phục vụ hàng chục mẫu hạm hạng nặng và hạng nhẹ cùng vô số mẫu hạm hộ tống.

Như vậy, Midway đã gây thiệt hại lâu dài cho lực lượng tấn công của Hải quân Nhật Bản, và rút ngắn khoảng thời gian mà lực lượng hải quân Nhật có thể chiến đấu trong những điều kiện có lợi. Việc mất năng lực chiến đấu ở giai đoạn sống còn này là một tai họa cho Đế quốc Nhật Bản. Họ đã có thể tiến hành những chiến dịch quy mô hơn và có lẽ là thành công hơn, để chống lại những chiến dịch phản công của Hoa Kỳ.

Trận Midway cũng như cuộc tấn công Trân Châu Cảng mở ra một cuộc chiến tranh mới, không phải để chinh phục nước Mỹ mà là để giành thế mạnh chiến lược tại Thái Bình Dương, giúp người Nhật rảnh tay thành lập vùng bá quyền, được gọi là khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á, buộc Mỹ phải đàm phán để chấm dứt Chiến tranh Thái Bình Dương.

Tuy nhiên, như những gì đã xảy ra, trận chiến là một thất bại nặng nề cho người Nhật. Midway đã đi vào lịch sử quân sự của nhân loại, được dựng thành nhiều bộ phim.

Theo NĂNG LƯỢNG MỚI

Tags: ,