7 điều hoang đường về hạnh phúc

Gần như tất cả chúng ta đều mắc phải cái mà tôi gọi là những điều hoang đường về hạnh phúc – những niềm tin rằng những thành tựu nào đó ở người lớn (hôn nhân, con cái, công việc, sự giàu có) sẽ làm chúng ta hạnh phúc mãi mãi và những thất bại nào đó ở người lớn hoặc những nghịch cảnh (những vấn đề sức khỏe, ly dị, có ít tiền) sẽ làm chúng ta mãi mãi bất hạnh.

7 điều hoang đường về hạnh phúc

Tuy nhiên, những bằng chứng nghiên cứu tiết lộ rằng không có công thức thần kì nào cho hạnh phúc và cũng không chắc con đường nào dẫn đến bất hạnh. Thay vì đem lại hạnh phúc hoặc bất hạnh mãi mãi, những sự kiện lớn hoặc những thời điểm khủng hoảng trong cuộc sống có thể là những cơ hội cho sự đổi mới, sự phát triển hoặc những thay đổi ý nghĩa. Bạn chào đón những lúc đó như thế nào mới thật sự quan trọng.

1. Tôi sẽ hạnh phúc khi tôi cưới đúng người

1 trong những điều hoang đường nhất về hạnh phúc đó là chúng ta sẽ hạnh phúc khi chúng ta tìm thấy người bạn đời lý tưởng và khi chúng ta nói “Con đồng ý.”Nhưng hôn nhân sẽ không làm chúng ta hạnh phúc mãnh liệt. Các nghiên cứu cho thấy hôn nhân nâng cao hạnh phúc chỉ kéo dài trung bình trong 2 năm. Thật không may, khi 2 năm đó hết và thỏa mãn mục tiêu của chúng ta là tìm thấy đối tác lí tưởng, nhưng không làm chúng ta hạnh phúc như chúng ta kỳ vọng, chúng ta thường cảm thấy phải có điều gì đó sai trái với chúng ta hoặc chúng ta phải là người duy nhất cảm nhận theo cách này.

2. Tôi không thể hạnh phúc khi những mối quan hệ của tôi đã đổ vỡ

Khi 1 mối quan hệ tan vỡ, phản ứng của chúng ta thường bị phóng đại. Nỗi sợ ly dị đặc biệt sâu sắc: Chúng ta cảm thấy như thể chúng ta không bao giờ có thể hạnh phúc trở lại, rằng cuộc đời của chúng ta bây giờ đã kết thúc. Tuy nhiên, con người có khả năng phục hồi xuất sắc, và nghiên cứu cho thấy mức độ hạnh phúc thấp xuất hiện 1 vài năm trước ly dị. Sau 4 năm đổ vỡ hôn nhân, con người hạnh phúc hơn đáng kể so với khi họ từng ở trong hôn nhân.

3. Tôi cần 1 người yêu

Nhiều người trong chúng ta tin rằng không có 1 người yêu sẽ làm chúng ta đau khổ mãi mãi. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy người độc thân không hạnh phúc ít hơn so với người đã kết hôn, và những người độc thân được phát hiện thấy là tận hưởng hưởng niềm hạnh phúc lớn và ý nghĩa trong những mối quan hệ khác và ở những thứ họ theo đuổi. Thật không may, tin vào điều hoang đường này có thể có hại: Không nhận ra sức mạnh của khả năng phục hồi và những phần thưởng của tình trạng độc thân (như có nhiều thời gian hơn cho bạn bè hoặc tham gia vào những công việc và những cuộc phiêu lưu) có thể dẫn chúng ta đến 1 mối quan hệ tồi.

4. Có được công việc mơ ước sẽ làm tôi hạnh phúc

Gốc rễ của điều hoang đường này là sự nhận thức sai rằng, dù bây giờ chúng ta không hạnh phúc thì chúng ta chắc chắn sẽ hạnh phúc khi giành được công việc mơ ước đó. Tuy nhiên, chúng ta gặp phải 1 vấn đề, khi đạt được công việc có vẻ như hoàn hảo đó không làm chúng ta hạnh phúc như chúng ta mong đợi và khi hạnh phúc đó quá ngắn ngủi. Quá trình thích nghi giải thích cho kinh nghiệm không được chào đón này- sự thật là con người có khả năng trở nên quen thuốc với hầu hết những thay đổi trong cuộc sống. Thật không may, nếu chúng ta tự thuyết phục rằng 1 kiểu công việc nào đó sẽ làm chúng ta hạnh phúc thì khi đó nhận thức sai lầm về sức mạnh của sự thích nghi có thể thúc đẩy chúng ta vứt bỏ những công việc tốt. Do đó, 1 bước quan trọng đầu tiên là hiểu rằng mọi người trở nên quen thuộc với sự mới lạ, thú vị và những thử thách của 1 công việc mới. Nhận thức mới này đề xuất với chúng ta 1 lời giải thích thay thế cho tình trạng phiền muộn với nghề nghiệp của chúng ta. Không có gì sai trái với công việc hoặc với động cơ làm việc hoặc với đạo đức nghề nghiệp của chúng ta. Sự thật là chúng ta đang trải nghiệm về 1 quá trình xuất hiện 1 cách tự nhiên ở con người.

5. Tôi sẽ hạnh phúc khi tôi giàu và thành công

Nhiều người trong chúng ta tin rằng nếu chúng ta không hạnh phúc bây giờ thì chúng ta sẽ hạnh phúc khi chúng ta đạt đến 1 mức độ giàu có và thành công nào đó. Tuy nhiên, hạnh phúc đó tỏ ra khó nắm bắt hoặc ngắn ngủi, chúng ta khổ sở vì những cảm xúc trộn lẫn, thất vọng, chán ngán và thậm chí trầm cảm. Khi chúng ta đạt được phần lớn những thứ mà chúng ta từng muốn đạt được, cuộc sống có thể trở nên chán ngắt và thậm chí trống rỗng. Có rất ít thứ để trông mong. Nhiều người thành công không hiểu quá trình thích nghi tự nhiên này và có thể đi đến kết luận rằng họ thậm chí cần nhiều tiền hơn để có hạnh phúc thực sự. Họ không nhận ra là chìa khóa để có hạnh phúc không phải ở chúng ta thành công như thế nào, mà có lẽ là những gì chúng ta làm với sự thành công của chúng ta; nó không phải là thu nhập của chúng ta cao thế nào, mà là chúng ta phân phối nó như thế nào.

6.Tôi sẽ không bao giờ phục hồi lại sau 1 cuộc chẩn đoán ý khoa kinh khủng

Khi những nỗi sợ tồi tệ nhất về sức khỏe của chúng ta được nhận ra, chúng ta không thể tưởng tượng sẽ vượt qua được giai đoạn khóc lóc và tuyệt vọng. Chúng ta không thể tưởng tượng sẽ trải nghiệm hạnh phúc trở lại. Nhưng phản ứng của chúng ta và linh tính về tình huống tồi tệ này bị thống trị bởi 1 trong những điều hoang đường về hạnh phúc.

Phần lớn những gì có thể làm để đương đầu với các kết quả kiểm tra dương tính với bệnh tật nhằm gia tăng cơ hội sống của chúng ta sẽ không phải hoàn toàn đau khổ và vô nghĩa – quả thật, nó có thể là 1 khoảng thời gian cho sự phát triển và ý nghĩa – với hàng trăm nghiên cứu đã chứng minh.

Khoa học cho thấy chúng ta có quyền quyết định kinh nghiệm của chúng ta là gì và không là gì. Xem xét điều đó suốt mỗi phút trong ngày của bạn, bạn đang lựa chọn để chú ý đến 1 số thứ và chọn lựa bỏ qua, xem nhẹ, kìm nén hoặc rút lui khỏi hầu hết những thứ khác. Những thứ bạn chọn để tập trung chú ý trở thành 1 phần của cuộc sống của bạn và những thứ còn lại rơi ra ngoài. Ví dụ, bạn mắc 1 căn bệnh mãn tính và bạn có thể dành hầu hết thời gian trong ngày chìm đắm vào căn bệnh, rằng nó đã hủy hoại cuộc đời bạn như thế nào, hoặc bạn có thể dành thời gian trong ngày để tập trung vào tập thể dục hoặc kết nối với khía cạnh tâm linh của bạn. Chúng ta có thể thay đổi cuộc sống của chúng ta đơn giản bằng cách thay đổi những thái độ của chúng ta.

7. Những năm tháng tươi đẹp nhất của cuộc đời tôi đã hết.

Cho dù chúng ta đang trẻ, ở tuổi trung niên hoặc già, thì hầu hết chúng ta tin rằng hạnh phúc giảm dần theo tuổi tác, rơi rụng nhiều hơn với mỗi thập kỉ cho đến khi chúng ta đạt đến thời điểm mà cuộc đời của chúng ta được đặc trưng bởi nỗi buồn và mất mát. Do đó, chúng ta có thể ngạc nhiên khi biết những gì mà nghiên cứu kết luận. Người già hơn thực sự hạnh phúc và thỏa mãn hơn với cuộc sống của họ so với người trẻ hơn; họ trải nghiệm nhiều cảm xúc tích cực và ít cảm xúc tiêu cực hơn, và trải nghiệm cảm xúc của họ ổn định hơn và ít nhạy cảm hơn trước những thăng trầm của điều tiêu cực và stress hằng ngày.

Dù chính xác là khi nào hạnh phúc đạt đỉnh điểm vẫn chưa rõ – thì 3 nghiên cứu gần đây chứng minh rằng đỉnh điểm của trải nghiệm cảm xúc tích cực xuất hiện ở những độ tuổi 64, 65 và 79. Rõ ràng, độ tuổi thanh niên không phải là thời điểm vui vẻ, tươi sáng nhất của cuộc sống.

Tại sao như vậy? Khi chúng ta bắt đầu nhận ra rằng những năm tháng của chúng ta là có giới hạn, về cơ bản chúng ta thay đổi quan điểm của chúng ta về cuộc sống. Thời gian ngắn hơn thúc đẩy chúng ta hướng đến hiện tại nhiều hơn và đầu tư thời gian (tương đối hữu hạn) của chúng ta và nỗ lực vào những điều thực sự quan trọng trong cuộc sống. Ví dụ, khi chúng ta già hơn thì những mối quan hệ ý nghĩa nhất của chúng ta được ưu tiên hơn việc gặp gỡ những người mới hoặc chấp nhận những mạo hiểm; chúng ta đầu tư nhiều hơn vào những mối quan hệ đó và loại bỏ những quan hệ không hỗ trợ. Theo ý nghĩa đó, chúng ta trở nên thông minh hơn về cảm xúc khi chúng ta già.

Theo RUBIMOS02002

Tags: ,