3 bài học cho doanh nhân từ Einstein, Leonardo Da Vinci và Benjamin Franklin

Những câu nói kinh điển của các bậc thiên tài như Albert Einstein là lời khuyên hữu ích với mỗi cá nhân cũng như các doanh nhân trong việc tìm tòi con đường riêng của mình.

3 bài học cho doanh nhân từ Einstein, Leonardo Da Vinci và Benjamin Franklin

Để gặt hái thành công, hầu hết tất cả các doanh nhân đều mong muốn tạo ra con đường đi và một phương thức khác biệt. Nhiều doanh nhân ngày nay được biết đến như những chiến binh tiên phong khi tự tách mình ra khỏi các chuẩn mực thông thường. Nếu bạn đang theo đuổi một vài thứ dường như trái với lẽ thường, hãy nhớ, không có điều gì là sai lầm trong việc đi trên hành trình này.

Chúng ta từng nghe về những thành tựu vĩ đại mà các hình mẫu lịch sử đạt được, nhưng nhờ đâu họ làm được điều đó? Những thiên tài như Albert Einstein, Leonardo Da Vinci,… cũng từng trải qua quá trình học hỏi nghề nghiệp khắc nghiệt, từ đó gây dựng nên những con đường, phương thức riêng biệt và tự nâng cao giá trị của mình trên sân chơi.

Điểm chung của những con người sáng tạo này là tất cả họ đều nuôi dưỡng, phát triển sức mạnh tư duy.

3 bài học sau đây được rút ra từ những câu nói kinh điển của các bậc thiên tài như Albert Einstein. Nó là những lời khuyên hữu ích với mỗi cá nhân cũng như các doanh nhân trong việc tìm tòi con đường riêng của mình.

Học từ Einstein: Hãy tò mò và luôn luôn đặt câu hỏi

“Đừng suy nghĩ về việc tại sao bạn lại hỏi, chỉ đơn giản là đừng ngừng đặt câu hỏi. Đừng lo lắng về những điều bạn không thể trả lời, và đừng cố gắng giải thích những thứ bạn không biết. Bản tính tò mò có lý do của riêng nó. Mỗi ngày hãy cố gắng để hiểu biết nhiều hơn một chút.”

Những công ty bao quanh bạn luôn luôn có các lợi ích của riêng họ. Họ lập kế hoạch để những suy nghĩ về thành công của họ ngấm vào bạn. Đôi khi, một cách vô thức điều này thuyết phục bạn đi theo những chỉ dẫn mà bạn vốn dĩ không theo đuổi, thay vì tò mò, tìm ra thứ mới mẻ.

Điều cần thiết là bạn phải lắng nghe tiếng nói quan trọng nhất trong tất cả những thứ văng vẳng bên tai mình: âm thanh từ sâu thẳm bản thân. Nó còn có ý nghĩa cực lớn trong việc lắng nghe tính tò mò của “đứa trẻ” bên trong mỗi người.

Nếu thế giới còn không đặt câu hỏi, không tò mò, làm sao chúng ta có thể mang lại sự sáng tạo, cải tiến và những ý tưởng vào đời sống?

Học từ Leonardo Da Vinci: Làm chủ bản thân

“Một người không có quyền lực nào thấp hơn hoặc vượt xa hơn là quyền tự làm chủ bản thân.”

Trong thế giới ngày nay tồn tại nhiều thứ xao nhãng, chuyển hướng sự chú ý của bạn khỏi việc bắt tay vào hành động và đạt được những thứ vĩ đại.

Mọi người chia sẻ với nhau bởi mạng xã hội, phương tiện giải trí, bạn bè, gia đình,… Không phải tất cả đều tồi tệ và bạn cần phải duy trì việc kiểm soát bản thân trong thời gian hiệu quả nhất. Thời gian là nguồn lực vô giá mà tất cả mọi người đều có và nó không nên bị lãng phí bởi sự xao nhãng.

Thông thường, khi sự chán nản len lỏi vào đời sống, điều bạn nên làm là nhìn chúng như một đồng minh thay vì là kẻ thù. Bằng việc làm chủ sự chán nản bạn có thể tạo ra một cơ hội để tăng cường sức mạnh nội tại của mình.

Nếu bạn nắm vững nghệ thuật tự nghiêm khắc, qua thời gian bạn sẽ được chứng kiến các kế hoạch, thời gian, cuộc sống của mình được lấp đầy một cách có mục đích và giá trị.

Học từ Benjamin Franklin: Giá trị thực sự của học việc

“Nói với tôi và tôi quên. Dạy cho tôi và tôi nhớ. Thu hút tôi và tôi học.”

Không phải ai cũng hiểu hết giá trị của thời gian học việc. Đối với các doanh nhân hiện tại và trong tương lai, đó là một quá trình mà tất cả mọi người đều phải đi qua trong việc lắp ráp nên những mảnh ghép sự nghiệp của họ.

Một điều khôn ngoan mà bạn nên làm là tìm kiếm một người hướng dẫn, người làm cố vấn trên hành trình mà bạn theo đuổi. Một người bạn có thể học tập từ việc bắt tay cùng hay chứng kiến cách họ tự mình đạt được thành công mà bạn đang phấn đấu hướng tới.

Thật ngớ ngẩn khi nghĩ rằng quá trình học việc này nên bỏ qua hoặc làm một cách dối lừa. Đây chính là nơi mà những kiến thức vô giá nhất được thu nhận.

Theo TRÍ THỨC TRẺ

Tags: ,