Khái quát về lịch sử đất nước Cuba

Ngày 12/10/1492, Nhà hàng hải người Tây Ban Nha, Christopher Columbus đã phát hiện ra châu Mỹ. Hai tuần sau, ngày 27/10/1492 trên hành trình khám phá của mình ông đã phát hiện ra hòn đảo Cuba. Trước phong cảnh kỳ vĩ của Cuba ông đã thốt lên: “Đây là mảnh đất đẹp nhất mà người đời nhìn thấy”.

Diego Velásquez, sỹ quan chỉ huy đội quân Tây Ban Nha xâm lược đã chiếm Cuba và mở đầu quá trình xây dựng một số thành phố làng mạc tại đây trong thời gian từ 1512 đến 1515, trong đó có La Habana vào năm 1514. Thực dân Tây Ban Nha đã nô dịch hoá người dân bản xứ và chỉ trong một thời gian ngắn, lực lượng chiếm đóng đã tiêu diệt hết thổ dân trên quốc đảo này. Trước nhu cầu về nhân công, những người Tây Ban Nha đã đưa hàng nghìn người dân châu Phi tới làm việc như những người nô lệ trong các đồn điền trồng mía tại quốc đảo này.

Dân tộc Cuba là một dân tộc pha trộn giữa người dân bản địa, người Tây Ban Nha, người châu Phi và người Hoa. Ngay từ những năm đầu tiên, lịch sử Cuba chỉ là những cuộc đấu tranh giữa những người sống trên quốc đảo với những kẻ xâm chiếm đên từ Tây Ban Nha. Vào năm 1762, người Anh xâm chiếm La Habana và bắt đầu buôn bán với các thuộc địa của Mỹ, đồng thời đưa hơn 10.000 nô lệ vào nước này để thúc đẩy sự phát triên ngành công nghiệp mía đường.

Năm 1763 Tây Ban Nha đã đem bán đảo Florida do họ phát hiện và xâm chiếm trong thế kỉ XVI đổi lấy La Habana và tiến hành nhiều cuộc cải tạo ở Cuba.

Những người dân sông trên đảo quốc ngày càng gắn bó với nơi mình sinh sống và ngày càng xa lánh với chính quốc Tây Ban Nha; họ không chịu đứng hàng thứ trước các thương gia và nhà cầm quyên chính quốc trong cuộc cạnh tranh thương mại. Từ đây đã nảy sinh tình cảm dân tộc và đạt tới đỉnh cao là các cuộc đấu tranh giành độc lập vào thế kỉ XIX.

Cuộc chiến tranh 10 năm của người dân trên quốc đảo nổ ra từ tháng 10/1868 đã kết thúc không mấy tốt đẹp. Năm 1878 José Martí (1853-1895), hình ảnh cao đẹp nhất của cuộc đấu tranh giành độc lập xuất hiện, và năm 1892 ông đã thành lập Đảng Cách mạng Cuba. Ngày 24/2/1895, José Martí đã phát đồng cuộc chiến tranh giành độc lập lần thứ hai và đã anh dũng hi sinh ngày 19/5/1895. Máximo Gómez và Antonio Maceo, các tướng lĩnh của José Martí tiếp tục cuộc chiến, mở rộng từ miền Đông Cuba ra phạm vi cả nước.

Trước tình thế đó, năm 1898 Mỹ đã tìm cách can thiệp, cướp lãnh thổ Cuba từ tay Tây Ban Nha. Cuộc xung đột Tây Ban Nha-Mỹ đã kết thúc với việc kí Hiệp ước hoà bình tại Paris ngày 10/12/1898, trong đó qui định Mỹ có quyền kiểm soát tuyệt đối Cuba, Puerto Rico và Philippin.

Năm 1901 Thượng và Hạ viện Mỹ phê chuẩn Điều khoản bổ sung Platt đem lại “chủ quyền” cho Cuba nhưng lại qui định Chính phủ Mỹ được quyền can thiệp bất cứ lúc nào vào Cuba đồng thời xác lập trách nhiệm của Chính phủ Cuba phải cho Mỹ thuê “những vùng lãnh thổ cần thiết nhất định mà Tổng thống Mỹ cho là thích hợp cho việc lập bãi than hoặc làm căn cứ cho tầu biển” trong đó có vùng Guantanamo, căn cứ hải quân mà đến nay Mỹ vẫn chiếm đoạt.

Ngày20/5/1902 sau ba năm dưới sự đỡ đầu của Mỹ Cuba trở thành một thuôc địa kiểu mới trong đó bọn độc tài tay sai của Mỹ nắm quyền kiểm soát nền độc lập giả hiệu.

Tháng 12/1922, Liên đoàn Sinh viên Cuba (FEU) doJulio Antonio Mella, người thanh niên yêu nước theo tư tưởng Jose Marti và chủ nghĩa Mác được thành lập. Phong trào sinh viên yêu nước không ngừng lớn mạnh và ngay trong năm 1923, FEU đã phát động cuộc Cải cách Đại học. Tiếp theo là việc thành lâp Liên đoàn Chống phát xít, trường Đại học Bình dân “Jose Marti” dành cho công nhân và các tổ chức khác. Tháng 8/1925 ra đời Liên hiệp Công nhân Cuba. Cũng năm đó Đảng Cộng sảndo Julio Antonio Mella và nhà xã hội Carlos Baliño dược thành lập, và một số tổ chức yêu nước khác cũng đã ra đời.

Ngày 26/7/1953 một nhóm thanh niên do Fidel Castro lãnh đạo đã tấn công vào trại lính Moncada, pháo đài quân sự lớn thứ hai ở Cuba tại Santiago de Cuba, miền Đông đất nước. Cuộc tấn công bị thất bại, Fidel Castro và những đồng đội sống sót bị bỏ tù. Một phong trào quần chúng mạnh mẽ đòi tự do cho Fidel và đồng đội đã nổ ra và kết quả là Chính phủ độc tài Batista phải ân xá cho các tù nhân. Fidel và các đồng đội sau khi được trả tự do, tháng 5/1955 phải sang sống lưu vong tại Mexico.

Tại Mexico Fidel tập hợp những người đã từng tham gia cuộc tấn công Moncada cùng những người yêu nước khác và Ernesto “Che” Guevara để chuẩn bị cho việc trở về trên con tàu Granma ngày 25/11/1956. Về đến Cuba ngày 2/12/1956 Fidel và đồng đội phát động cuộc chiến tranh giải phóng đất nước đồng thời với cuộc đấu tranh bí mật trên toàn lãnh thổ quốc gia.

Cách mạng đã thành công ngày 1/1/1959 mở ra một thời kỳ mới cho nước Cuba độc lập và cho việc thực hiện Cương lĩnh Moncada do Fidel đề xướng. Đế quốc Mỹ đã phản ứng điên cuồng trước những chính sách tiên bộ của chính quyền cach mạng bằng những hoạt động chống phá quyết liệt mà điển hình nhất là việc ủng hộ và giúp đỡ lực lượng lính đánh thuê đỏ bộ ngày 17/4/1961 lên bãi biển Giron miền Trung Cuba. Công nhân, nông dân, sinh viên, lực lượng Dân quân cách mạng và các thành viên Các Ủy ban Bảo vệ cách mạng đã cầm súng chiến đấu đánh bại quân xâm lược chỉ trong vòng 72 giờ ghi dấu ấn của sự thát bại quân sự đầu tiên của Mỹ ở Mỹ la tinh.

Lịch sử Cuba với Mỹ chưa phải đã kết thúc sau thắng lợi của Cách mạng ở Giron. Nhiều vụ phá hoại, tập kích, mưu mô ám sát các nhà lãnh đạo Cubadiễn ra liên tục. Khi Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu tan rã Chính phủ Mỹ cho rằng đã đến lúc bắt đầu, vào năm 1990, một giai đoạn mới bao vây kinh tế chống Cuba mà điển hình của các chính sách chống phá như việc ban bố Đạo luật Torricelli ngày 23/10/1992; là Helmss-Burton, năm 1997, nhằm siết chăt cuộc bao vây chông Cuba và quốc tế hoá chính sách bao vây, cấm vận.

Tuy nhiên, Cuba tiếp tục chiến đấu và chiến thắng đối với chính sách bao vây, cấm vận của chính quyền Mỹ; đối với hàng loạt khó khăn, thử thách do những đảo lộn của tình hình chính trị, kinh tế thế giới tạo ra và không ít khó khăn phát sinh ngay trong nền kinh tế-xã hội của đất nước. Chỉ tính từ năm 1962 đến nay, chính sách bao vây, cấm vận của chính quyền Mỹ đã gây ra cho nền kinh tế nhỏ bé của hơn 10 triệu dân tổng giá trị thiệt hại 140 tỷ USD, trong đó hơn 86 tỷ USD là thiệt hại trực tiếp. Bên cạnh đó, sự khủng hoảng và tan rã của Liên Xô đã làm kinh tế Cuba suy giảm 33% từ năm 1989 đến 1993, đẩy Cuba xuống mức “chạm đáy” của suy thoái, khủng hoảng.

Đảng và Chính phủ Cuba đã chủ động, tích cực áp dụng nhiều biện pháp và từ tháng tháng 7 năm 1993, chính thức tiến hành cải cách kinh tế-xã hội vừa phải đảm bảo mục tiêu, định hướng của sự nghiệp cách mạng, vừa phải đáp ứng kịp thời những đòi hỏi gay gắt của tình hình trong nước và thế giới. Đồng thời, phải phòng tránh, giải quyết những hạn chế nghiêm trọng, phổ biến của mô hình phát triển kinh tế-xã hội mà đông đảo các quốc gia Mỹ La tinh đang vướng mắc.

Vừa tập trung vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế, Đảng và Chính phủ vừa chú trọng chính sách xã hội, triển khai gần 200 chương trình xã hội nhằm củng cố ưu việt XHCN, trong đó có giáo dục, y tế, thể thao, văn hóa. Ngân sách dành cho y tế và cho giáo dục đều tăng 1,5 lần trong vòng 10 năm qua. Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh hạ từ 60 xuống còn 11 năm 1989 và 5,3 năm 2006 trong số 1.000 trẻ ra đời. Tuổi thọ bình quân của người dân tăng từ 58 tuổi năm 1959 lên 74,5 tuổi năm 1989 và 78 tuổi hiện nay. Trẻ em được tiêm phòng chống lại 13 căn bệnh. Số lượng bác sĩ trên 100.000 dân đạt 590 người, so với mức bình quân của Mỹ La tinh là 160 người. Nhà nước đang triển khai cuộc cách mạng giáo dục với các chương trình mở rộng giáo dục đại học đến quận, huyện; cơ cấu mỗi lớp học cấp I không quá 20 học sinh, cấp II không quá 30 học sinh, mỗi lớp có một ti-vi và một đầu đĩa. Xã hội Cuba có thêm một khái niệm, một giá trị mới. Đó là việc đi học: Học tập không chỉ là quyền lợi, mà còn là một trách nhiệm, một việc làm được trả lương như các việc làm khác. Các cơ quan chuyên môn của Mỹ La tinh và UNESCO đều thống nhất xếp học sinh Cuba vào vị trí thứ nhất khu vực về trình độ văn hóa tổng hợp.

Những thành tựu kinh tế và xã hội của mô hình phát triển toàn diện nêu trên thể hiện sự nhất quán của Đảng, Chính phủ Cuba về đường lối của một cuộc cách mạng thật sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chính đây là cội nguồn sức mạnh đem lại cho cách mạng trên Hòn đảo tự do động lực vượt qua khó khăn, thử thách nặng nề của Thời kỳ đặc biệt, tiếp tục tiến lên phía trước.

Theo ĐẠI SỨ QUÁN CHXHCN VIỆT NAM TẠI CUBA 

Tags: