Hình màu độc về ghềnh đá khổng lồ trên sông Đà năm 1916

Sông Đà xưa từng có một ghềnh đá rộng mênh mông chắn ngang dòng như một con đập tự nhiên. Khung cảnh hùng vĩ này chỉ còn là dĩ vãng sau khi hồ thủy điện Hòa Bình hoàn thành.Hình màu độc về ghềnh đá khổng lồ trên sông Đà năm 1916

Ảnh: Léon Busy / Collections.albert-kahn.hauts-de-seine.fr.

Năm 1909, ông chủ ngân hàng người Pháp Albert Kahn (1860 – 1940) bắt đầu thực hiện dự án “Kho dữ liệu về Trái đất” để ghi lại những hình ảnh từ nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới bằng hệ thống chụp và xử lý ảnh bằng kính màu – phương pháp chụp ảnh màu đầu tiên trên thế giới.

Albert Kahn đã cử các nhiếp ảnh gia của mình tới hơn 50 quốc gia trên thế giới và chụp tổng cộng 72.000 bức ảnh. Người được giao nhiệm vụ tiến hành dự án này tại xứ Đông Dương là nhiếp ảnh gia Léon Busy (1874-1951).

Ghềnh đá trên sông Đà ở Chợ Bờ năm 1916. Chợ Bờ là một địa danh cũ tại tỉnh Hòa Bình. Đây vốn là một thị trấn nằm bên tả ngạn sông Đà và là lỵ sở của châu Đà Bắc trước kia (nay là huyện Đà Bắc).

Toàn cảnh ghềnh đá sông Đà, nhìn từ một bản gần đó.

Hình màu độc về ghềnh đá khổng lồ trên sông Đà năm 1916

“Rừng” đá nhấp nhô trên mặt sông.

Cận cảnh một phiến đá lớn tạo thành con đập tự nhiên.

Một số tảng đã có hình thù kỳ lạ.

Những tảng đá cuối cùng của ghềnh đá, nhìn về phía thượng nguồn.

Bãi cát trước ghềnh đá kỳ vĩ của sông Đà. Ngày nay toàn bộ khu vực này đã chìm dưới lòng hồ thủy điện Hòa Bình.

Bền thuyền trên sông Đà, phía hạ lưu của ghềnh đá.

Những con thuyền tam bản neo đậu gần ghềnh đá.

Cây cổ thụ mọc trùm lên phiến đá lớn.

Cảnh sinh hoạt của dân vạn đò gần ghềnh đá.

Người dân, du khách và binh lính bản xứ đứng trên bờ sông Đà ở Chợ Bờ.

Hai phụ nữ dân tộc thiểu số đứng ở bờ sông.

Thiếu nữ dân tộc tạo dáng với chiếc ô.

Sơn nữ ngồi trên khúc gỗ.

Phong cảnh sông Đà, giữa Chợ Bờ và Hòa Bình.

Hoa gạo rụng đỏ bờ sông Đà.

Chòi canh trên thửa ruộng đang trồng ngô non gần bờ sông Đà.

Cư dân địa phương trên ruộng.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG

Tags: , ,