⠀
Chùm ảnh: Thế giới nhớp nhúa của các loài giun tròn
Trong thế giới động vật, ngành Giun tròn (Nematoda) gồm những sinh vật hình trụ đơn giản, có mặt ở khắp nơi trên thế giới. Phần lớn giun trong sống trong đất và nước, nhưng cũng có nhiều loài ký sinh, gây tác động tiêu cực đến sức khỏe con người.
Giun đất tròn không đốt (Caenorhabditis elegans) dài 1 mm, sống trong đất. Loài giun tròn này có cơ thể trong suốt, được sử dụng trong nghiên cứu để tìm hiểu sâu hơn về di truyền và phát triển loài.
Tuyến trùng gây sưng rễ đậu nành (Heterodera glycines) dài 1 mm, sống trong đất. Chúng nhiễm vào rễ của các loài thực vật họ đậu trên toàn thế giới, gây ra các nốt sần và làm giảm đáng kể sản lượng đậu.
Giun móc Cựu thế giới (Ancylostoma duodenale) dài 8-15 mm, ký sinh ở người, chó và mèo. Chúng sống trong ruột non của vật chủ, nơi chúng có thể giao phối và trưởng thành. Nhiễm giun móc là một trong những nguyên nhân chính gây thiếu máu mạn tính.
Giun móc Tân thế giới (Necator americanus) dài 5-11 mm, là loài kỳ sinh ở người, chó và mèo. Ấu trùng của loài giun tròn này xâm nhập vào da và di chuyển trong máu để tới phổi vật chủ. Chúng bò đến cổ họng, được nuốt vào và trưởng thành trong ruột vật chủ.
Giun tóc (Trichuris trichiura) dài 3-5 cm, ký sinh ở người. Loài này sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới, lây nhiễm vào những người ăn phải thức ăn bị nhiễm phân có trứng giun. Vòng đời của chúng kết thúc trong ruột.
Giun đũa (chi Ascaris) dài 15-35 cm, ký sinh ở người. Chúng xâm nhập vào ruột người theo thức ăn bị nhiễm bẩn, sau đó nhiễm vào phổi. Việc nhiễm giun đũa phổ biến trên người ở các vùng có điều kiện vệ sinh kém.
Giun kim (Enterobius vermicularis) dài 2-13 mm, ký sinh ở người. Loài giun tròn màu trắng đục này là loại ký sinh trùng dễ mắc phải ở trẻ em, gây ngứa vùng hậu môn vào ban đêm, khi giun cái liên tục tìm đến hậu môn để đẻ trứng.
Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG
Tags: Giun tròn, Thiên nhiên, Động vật