⠀
Chùm ảnh: Thăm nơi an nghỉ của Bà Triệu ở xứ Thanh
Lăng mộ Bà Triệu – người nữ anh hùng kiệt xuất trong sử Việt – nằm trên đỉnh núi Tùng với cảnh quan đầy lôi cuốn. Để lên lăng mộ, du khách phải vượt 312 bậc đá với độ dốc khá lớn.
Toàn cảnh núi Tùng ở xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá, nơi đặt lăng mộ Bà Triệu.
Cổng vào của khu lăng mộ là bốn trụ biểu uy nghiêm.
Nằm dưới chân núi Tùng, cạnh lối lên lăng mộ Bà Triệu có ba ngôi mộ của nh em họ Lý, người làng Bồ Điền, là tuỳ tướng đã sát cánh cùng bà Triệu.
Cặp voi đá trấn giữ hai bên lối lên lăng mộ Bà Triệu.
Để lên lăng mộ Vua Bà, du khách phải vượt qua 312 bậc đá với độ dốc khá lớn.
Khung cảnh nhìn từ đường lên đỉnh núi.
Khu lăng mộ hiện ra khi du khách đặt chân tới những bậc thang cao nhất.
Công trình đầu tiên của lăng mộ Bà Triệu là tháp lăng, một ngọn tháp đá hai tầng có chiều cao 5,8m, bên trong đặt bát hương, mặt chính đặt bàn thờ bằng đá.
Đây là nơi thờ chung của Vua Bà và các quan tướng.
Sau tháp lăng là tháp chúa, có cấu trúc hình trụ vuông bốn mặt làm bằng đá nguyên khối, cao 1,45 mét.
Mộ phần Bà Triệu được xây vuông bốn mặt, có kích thước 1,5 mét x 4 mét, chiều cao 2,3 mét, cao hơn 0,50 mét so với nền.
Mộ được mở cửa hình vòm ra 4 phía, mái tạo dáng cong ở các góc, đỉnh mộ gắn quả cầu tròn.
Khung cảnh đẹp làm đắm say lòng người nhìn từ khu lăng mộ Bà Triệu trên đỉnh núi Tùng.
Dưới chân núi Tùng, cách đường lên mộ khoảng 300 mét có một giếng tự nhiên, nước từ núi chảy vào rất trong và không bao giờ cạn.
Theo sử sách, Bà Triệu tên thật Triệu Thị Trinh (225-248), là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa của người Việt chống ách thống trị nhà Ngô. Bà đã chiến đấu anh dũng làm cho quân đô hộ kinh hồn bạt vía.
Nhưng cuối cùng, bị quân giặc bao vây, bà đã hi sinh trên núi Tùng. Nhân dân đã xây lăng mộ trên đỉnh núi để nhớ công ơn bà.
Vào năm 2014, lăng mộ Bà Triệu đã trở thành một phần của Di tích quốc gia đặc biệt đền Bà Triệu.
Theo KIẾN THỨC
Tags: Kiến trúc lăng mộ, Bà Triệu, Di tích lịch sử, Địa điểm du lịch, Thanh Hóa