⠀
Chùm ảnh: Những loài rắn biển có nọc độc cực mạnh ở Việt Nam
Trong thế giới các loài rắn, họ Rắn biển (Hydrophiidae) quy tụ các loài rắn vừa và nhỏ chuyên sống ở môi trường biển khơi, đuôi dẹp như mái chèo, có nọc độc mạnh đến mức gây chết người. Ở Việt Nam, chúng thường được gọi là đẻn.
Rắn đẻn đuôi gai (Aipysurus eydouxii). Kích thước: Dài 50 cm. Khu vực phân bố: Từ Bình Thuận (mũi Kê Gà, Phan Thiết) đến vịnh Thái Lan. Ảnh: Ria Tan / Flickr.
Rắn đẻn mỏ (Enhydrina schistosa). Kích thước: Dài 115 cm. Khu vực phân bố: Các tỉnh từ Ninh Thuận trở vào đến vịnh Thái Lan. Ảnh: Aviad Bar / Flickr.
Rắn đẻn đuôi sọc (Hydrophis ornatus). Kích thước: 100 cm. Khu vực phân bố: Phổ biến ở phía Đông bắc bộ qua Trung bộ (Phan Thiết, Mũi Kê Gà, Vũng Tàu) tới biển Nam bộ. Ảnh: Wikipedia.
Rắn đẻn bụng vàng (Hydrophis caerulescens). Kích thước: Dài 74 cm. Khu vực phân bố: Vùng Nam Trung Bộ (Phan Thiết, Phan Rí, mũi Kê Gà), Đông Nam Bộ (Vũng Tàu). Ảnh: Marine Life of Mumbai.
Rắn đẻn cạp nong (Hydrophis fasciatus). Kích thước: Dài 110 cm. Khu vực phân bố: phía Bắc vịnh Bắc bộ, Trung Bộ (mũi Kê Gà), Nam Bộ và Côn Đảo. Ảnh: iNaturalist.
Rắn đẻn gai (Hydrophis hardwickii). Kích thước: Dài 86 cm. Khu vực phân bố: Gặp ở hầu các vùng biển từ Bắc vào Nam. Ảnh: Facts.net.
Rắn đẻn khoanh đuôi đen (Hydrophis torquatus). Kích thước: Dài 104 cm. Khu vực phân bố: Từ phía Đông khu vực Bắc Bộ qua Trung Bộ (Phan Thiết, mũi Kê Gà, Vũng Tàu) tới Nam bộ. Ảnh: Encyclopedia of Life.
Rắn đẻn vảy bụng không đều (Hydrophis viperinus). Kích thước: Dài 93 cm. Khu vực phân bố: Từ vịnh Bắc Bộ, dọc theo bờ biển nước ta đến vịnh Thái Lan. Ảnh: Sanjaya Kanishka.
Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG
Tags: Thiên nhiên, Động vật, Rắn