Chùm ảnh: Những điều bất ngờ về các loài thực vật họ Cúc

Trong thế giới thực vật, họ Cúc (Asteraceae) gồm các loài hoa cúc nổi tiếng cùng nhiều loài cây họ hàng có rất nhiều công dụng trong đời sống của con người.

Cúc (chi Chrysanthemum) cao 90 cm, là thực vật bản địa của châu Á và Đông Bắc châu Âu. Loài cây này có nhiều công năng hữu ích như làm hoa trang trí, thuốc chữa bệnh, nguyên liệu ẩm thực và thậm chí là làm thuốc trừ sâu. Từ 40 loài cúc hoang dã, rất nhiều giống hoa cúc khác nhau đã được phát triển.

Hướng dương (Helianthus annuus) cao 3,5 mét, có nguồn gốc từ Mexico. Loài cây này được trồng rộng rãi khắp thế giới để làm cảnh và lấy hạt làm thực phẩm. Cây hoang dã có hoa nhỏ và ít hạt hơn nhiều so với các giống thương mại.

Thạch thảo (Symphyotrichum novi-belgii) cao 1,5 mét, là loài thực vật bản địa của ở Đông lục địa Bắc Mỹ. Nhiều giống nhân tạo của loài cây có hoa rực rỡ này đã được phát triển để trồng trong các khu vườn.

Cúc chỏm nón tím (Echinacea purpurea) cao 1,2 mét, có nguồn gốc từ miền Đông của Bắc Mỹ. Loài cây này có hoa đẹp này thường được trồng làm cảnh. Chúng cũng là nguyên liệu để bào chế thuốc trị cảm cúm.

Atisô (Cynara scolymus) cao 2 mét, là thực vật bản địa miền Nam châu Âu (quanh Địa Trung Hải). Loài cây này được trồng để lấy hoa làm rau ăn từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại. Hoa của chúng cùng được dùng để chế biến trà, rượu và làm thuốc.

Dã quỳ (Tithonia diversifolia) cao 3 mét, có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Có sức sống mạnh mẽ, loài cây này đã du nhập đến hầu khắp các vùng nhiệt đới trên thế giới. Chúng thường được trồng để làm phân xanh cho những vùng đất nghèo dinh dưỡng.

Cúc kim tiền (Calendula officinalis) cao 50 cm, đã được trồng lâu đến mức người ta không còn xác định được nguồn gốc. Tinh chất chiết xuất từ loài cây này được dùng để chữa bệnh về da.

Ngải thơm (Artemisia dracunculus) cao 2 mét, có phân bố ở Đông Nam Âu, châu Á và Bắc Mỹ. Lá của loài cây này được dùng làm gia vị, đặc biệt là cho các món cá.

Cúc oải hương lá bạc (Santolina chamaecyparissus) cao 60 cm, mọc trên các sinh cảnh đá khắp vùng Địa Trung Hải. Loài cây này có mùi thơm mạnh, mọc thành bụi, được trồng phổ biến trong các khu vườn.

Diếp xoăn (Cichorium intybus) cao 2 mét, là thực vật bản địa ở châu Âu, Tây Á và Bắc Phi. Loài cây này đã được đưa đến khắp nơi trên thế giới để trồng lấy lá làm rau trộn và lấy rễ để điều chế một chất thay thế cà phê.

Cúc thân gỗ (Euryops pectinatus) cao 1,5 mét, là thực vật đặc hữu của các sườn đá sa thạch ở Western Cape, Nam Phi. Loài cây có đặc tính ra hoa liên tục này đã được đưa đến nhiều quốc gia để làm cây cảnh. Tất cả các bộ phận của cây đều có độc.

Cúc vạn thọ (chi Tagetes) có chiều cao đa dạng tùy loài, có nguồn gốc từ Tây Nam Hoa Kỳ cho tới khắp Nam Mỹ. Các loài cây này thường được trồng làm cảnh do có hoa đẹp và lâu tàn. Loài Tagetes minuta được dùng để điều chế tinh dầu dùng trong ngành mỹ phẩm, thực phẩm và thuốc lá.

Cúc trắng nhỏ (Bellis perennis) cao 12 cm, có nguồn gốc từ châu Âu và Tây Á. Loài cây thường mọc trên các đồng cỏ và bãi chăn thả này đã được đưa đến hầu khắp thế giới. Chúng thường bị coi là một loài cỏ dại.

Bồ công anh (Taraxacum officinale) cao 30 cm, phổ biến ở châu Âu và châu Á. Loài cây dại thường gặp này có rất nhiều dạng khác nhau. Chúng nổi tiếng với những bông hoa khô có hình cầu màu trắng, sẽ phát tán hạt khi gió thổi.

Cúc bạc lưỡi chó (Senecio jacobaea) cao 1,5 mét, có nguồn gốc từ châu Âu và Tây Á. Loài cây này đã xâm chiếm các đồng cỏ hầu khắp thế giới. Chúng có độc với vật nuôi trong trang trại.

Thanh cúc (Centaurea cyanus) cao 1 mét, là loài thực vật bản địa ở Nam Âu và Tây Á. Chúng là loài cỏ dại có hại cho nông nghiệp trước khi thuốc diệt cỏ xuất hiện. Hoa của chúng được coi là quốc hoa của nước Đức.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG

Tags: ,