Chùm ảnh: Nhận diện 12 loài chồn thú vị của Việt Nam

Tuy theo cách phân loại khác nhau, có khoảng 56 đến 60 loài thú thuộc họ Chồn (Mustelidae) đã được ghi nhận trên thế giới. Việt Nam là nơi sinh sống của 1/5 trong tổng số các loài này.

Chồn bạc má Bắc (Melogale moschata). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 33-45 cm. Khu vực phân bố: Miền Bắc Việt Nam. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Ít quan tâm.

Chồn bạc má Nam (Melogale personata). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 33-39 cm. Khu vực phân bố: Yên Bái (Lục Yên), Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Gia Lai, Kom Tum, Lâm Đồng (Di Linh), Đồng Nai (Biên Hòa), TP Hồ Chí Minh. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Ít quan tâm.

Chồn vàng (Martes flavigula). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 45-60 cm. Khu vực phân bố: Hầu khắp các tỉnh có rừng của Việt Nam, kể cả rừng ngập mặn. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Ít quan tâm.

Triết bụng trắng (Mustela nivalis). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 13-28 cm. Khu vực phân bố: Lào Cai (Sa Pa). Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Ít quan tâm.

Triết bụng vàng (Mustela kathiah). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 19-26 cm. Khu vực phân bố: Tuyên Quang (Chiêm Hóa), Lào Cai (Tà Phình, Sa Pa), Lai châu (Mường Tè), Bắc Thái (cũ), Lạng Sơn, Sơn La (Quỳnh Nhai), Quảng Bình, Kon Tum (Sa Thầy). Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Ít quan tâm.

Triết chỉ lưng (Mustela strigidorsa). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 26-30 cm. Khu vực phân bố: Yên Bái (Lục Yên), Bắc Thái (cũ). Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Ít quan tâm.

Triết Siberia (Mustela sibirica). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 27-30 cm. Khu vực phân bố: Có thể có ở miền Bắc Việt Nam (chưa được ghi nhận chính thức). Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Ít quan tâm.

Lửng lợn (Arctonyx collaris). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 65-104 cm. Khu vực phân bố: Tây Nguyên (Đắc Nông, Đắc Lắk, Kon Tum),  Bình Phước (Vườn quốc gia Bù Gia Mập). Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Sắp nguy cấp.

Rái cá mũi lông (Lutra sumatrana). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 51-81 cm. Khu vực phân bố: Thừa Thiên Huế, An Giang (Long Xuyên), Kiên Giang (U Minh Thượng), Cần Thơ, Cà Mau (Ngọc Hiển, Trần Văn Thời, Thới Bình). Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Nguy cấp.

Rái cá lông mượt (Lutra perspicillata). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 75-80 cm. Khu vực phân bố: Rộng khắp Việt Nam, đã thu mẫu hoặc quan sát thấy ở Quảng Ninh (vịnh Hạ long), Đắk Lắk, Lâm Đồng. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Sắp nguy cấp.

Rái cá thường (Lutra lutra). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 57-95 cm. Khu vực phân bố: Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Kạn, Hoà Bình, Quảng Ninh, Hà Nội, Gia Lai, Lâm Đồng. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Sắp bị đe dọa.

Rái cá vuốt bé (Aonyx cinerea). Kích thước: Chiều dài đầu và thân 40-63 cm. Khu vực phân bố: Ghi nhận trên toàn quốc, được thu mẫu và quan sát thấy ở Quảng Ninh (Vịnh Hạ Long), Quảng Trị, Bình Phước, Lâm Đồng, Kiên Giang, Cà Mau. Tình trạng bảo tồn trong Sách Đỏ IUCN: Sắp nguy cấp.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG 

Tags: ,