Chùm ảnh: Nhà lao Pleiku – chứng tích một thời lầm than

Năm 1925, người Pháp cho xây cất nhà lao Pleiku để giam giữ tù thường phạm, chủ yếu là người dân tộc. Sau năm 1954, chính quyền Sài Gòn sử dụng cơ sở này làm nơi giam giữ tù chính trị.

Nằm trên một khu đất cao thuộc phường Diên Hồng, Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, nhà lao Pleiku là một di tích lịch sử ghi dấu cuộc đấu tranh quật cường của nhân dân Tây Nguyên giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Năm 1925, người Pháp cho xây cất nhà lao này để giam giữ tù thường phạm, chủ yếu là người dân tộc.

Đến năm 1940, do phong trào đấu tranh cách mạng của đồng bào các dân tộc phát triển mạnh mẽ, thực dân Pháp đã chuyển đổi nhà lao làm nơi giam giữ những người yêu nước.

Vể tổng thể, nhà lao Pleiku bao gồm những dãy nhà giam kiên cố nằm trong một khuôn viên rộng, được bao quanh bằng tường cao với các tháp canh luôn có binh lính vũ trang túc trực.

Sau năm 1954, chính quyền Sài Gòn sử dụng nhà lao Pleiku làm nơi giam giữ tù chính trị.

Tại nơi đây, nhiều hình thức tra tấn dã man đã được áp dụng để làm thui chột ý chí những người yêu nước.

Bất chấp hoàn cảnh ngặt nghèo, các chiến sĩ cách mạng bị giam giữ vẫn giữ vững phẩm chất cách mạng, tiếp tục tham gia các phong trào đấu tranh trong nhà lao.

Ngày 15/3/1975, trước khí thế sôi động của chiến dịch Tây Nguyên, vào lúc 17h tù chính trị tại nhà lao Pleiku đã phá cửa ra ngoài và tổ chức một bộ phận ra vùng ven, đón một cánh quân ta từ ngã ba Trà Bá vào cùng quân dân địa phương giải phóng thị xã Pleiku.

Sau năm 1975, chính quyền địa phương đã gìn giữ nhà lao làm một nơi giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ. Một số hạng mục của nhà lao đã được đầu tư để cải tạo.

Năm 1994, nhà lao Pleiku đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia.

Một số hình ảnh khác về nhà lao Pleiku:

Theo KIẾN THỨC

Tags: , , ,