Chùm ảnh: Loài khỉ chung sống với người ở thủ đô của Malaysia

Mất môi trường sống do quy hoạch đô thị lấn vào rừng, những con khỉ giờ đây tràn vào thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, “tấn công” khách du lịch và cư dân để lấy thức ăn.Chùm ảnh: Loài khỉ chung sống với người ở thủ đô của Malaysia

Bi chiem rung,

Tại quận Ampang, Kuala Lumpur, không khó để bắt gặp cảnh những con khỉ tiếp cận người để tìm thức ăn. “Hai mươi năm trước ở đây là rừng. Đây từng là lãnh thổ của khỉ. Chúng tôi đã lấy mất khu vực này từ chúng”, Viswa Hattan, nhân viên kế toán ở Kuala Lumpur, nói với Guardian. Ảnh: Guardian.

Bi chiem rung,

Thủ đô Malaysia ngày càng được mở rộng trong 30 năm qua khiến nhiều động vật hoang dã, bao gồm voi và hổ, mất đi môi trường sống. Nhưng loài khỉ vẫn ở lại, sống nhờ vào nguồn thức ăn bỏ đi của cư dân thành phố ngày càng đông đúc. Năm 1980, dân số của Kuala Lumpur chưa đến một triệu người. Hiện nay con số này theo ước tính là 7,6 triệu người và Liên Hợp Quốc dự đoán sẽ vượt 10 triệu người vào năm 2032. Ảnh: Guardian.

Chùm ảnh: Loài khỉ chung sống với người ở thủ đô của Malaysia

Ngoài việc tăng cường xây dựng ở trung tâm thành phố, khu vực ngoại ô cũng được mở rộng, lấn vào những khu rừng xanh tươi xung quanh. Rừng càng bị lấn chiếm thì mối quan hệ giữa cư dân thành phố và bầy khỉ càng trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Ở những khu vực như Ampang, cách trung tâm thành phố 15 phút lái xe, khỉ đột nhập vào nhà khiến người dân phải dùng pháo để dọa khỉ. Ảnh: Guardian.

Bi chiem rung,

Tại các khu học xá ngoại ô như Đại học Kebangsaan Malaysia (UKM), người dân liên tục phàn nàn về các cuộc đột kích của khỉ. “Khỉ đuổi theo nhiều giảng viên đến tận nhà vệ sinh”, giáo sư Siti Aminah Osman, phó trưởng khoa, vừa nói vừa cười. Năm 2015, sinh viên trong trường còn trộn mắm tôm, ớt cay và đậu phộng cho khỉ ăn để xua đuổi chúng. Giờ đây nhân viên trường còn tạo ra “thùng chống khỉ” có nắp đậy nặng. Ảnh: Guardian.

Bi chiem rung,

Thành lập vào năm 1970, 70% khuôn viên trường UKM từng là rừng. Nghiên cứu năm 2014 cho thấy chưa đến 10% sinh viên UKM thích sự hiện diện của khỉ trong trường. Tuy nhiên tại các khu vực ngoại ô khác của thành phố, loài sinh vật này được coi là bạn của con người, không phải loài vật gây hại. Ảnh: Guardian.

Bi chiem rung,

Ở công viên sinh thái rừng Kuala Lumpur, khỉ trở thành nhân vật hoạt hình được chiếu trên bảng tin. Tại hang động Batu, địa điểm tôn giáo nổi tiếng của đạo Hindu ở phía bắc Kuala Lumpur, khỉ thu hút sự chú ý của khách du lịch hơn là bức tượng thần khổng lồ. Hình ảnh đàn khỉ tự do đi lại trên những bậc cầu thang sặc sỡ và móc túi du khách trở thành chủ đề hấp dẫn cho các blogger. Ảnh: Guardian.

Bi chiem rung,

Sethu Pathy, nhân viên thuộc ban quản lý động Batu, cho biết đàn khỉ ở đây sống dựa vào thức ăn từ khách du lịch. Chúng dường như từ bỏ rừng rậm để tới đây ăn kẹo cao su và trái cây. Pathy chứng minh cho nhận định bằng cách đặt một quả chuối dưới đất, gây ra cuộc hỗn chiến giữa những con khỉ gần đó. Ảnh: Culture Trip.

Bi chiem rung,

“Giờ đây chúng ta không thể nhìn thấy voi hoặc hổ trong khu vực này. Ngày qua ngày, đất đang được giải phóng để làm nhà ở và khu công nghiệp. Môi trường sống tự nhiên đã bị phá hủy”, Pathy nói và cho biết thêm vì nguồn cung chuối ở rừng cạn kiệt nên khỉ tiến vào nơi sinh sống của con người. Ảnh: Culture Trip.

Bi chiem rung,

Tuy nhiên không phải ai cũng thích khỉ. Nhiều người dân địa phương phàn nàn về việc đàn khỉ lấy đi đồ đạc của họ. Tám năm trước, cơ quan quản lý động vật hoang dã của Malaysia phải di dời số lượng lớn khỉ khỏi khu vực hang Batu về rừng. Ảnh: Culture Trip.

Bi chiem rung,

Trong quá khứ, cơ quan này từng có nhiều biện pháp cứng rắn để đáp lại khiếu nại của người dân về những “băng đảng khỉ”, như giết có chọn lọc hơn 57.000 con khỉ đuôi dài vào năm 2010, và con số này lên tới hơn 97.000 vào năm 2012. Việc này vấp phải sự phản ứng dữ dội từ các nhóm bảo vệ động vật, cho rằng nhiều con khỉ bị bắn chết khi đang trèo cây, hoặc bị nhốt vào lồng trước khi bị giết. Ảnh: Culture Trip.

Bi chiem rung,

Cơ quan này cho rằng việc loại bỏ số lượng lớn cá thể khỉ “nhằm bảo vệ sự an toàn của con người và giảm thiểu thiệt hại kinh tế mà loài động vật hoang dã gây ra cho các cánh đồng và tài sản cá nhân”. Trong giai đoạn 2013-2016, số lượng khỉ bị giết giảm xuống còn 70.000 con. Ahmad Ismail, giáo sư sinh học tại Đại học Putra Malaysia, cho biết chính quyền đang chuyển từ việc giết sang di dời bầy khỉ. Ảnh: Culture Trip.

Bi chiem rung,

Cơ quan quản lý động vật hoang dã cũng thử nghiệm việc triệt sản cho khỉ, tuy nhiên nếu thực hiện hàng loạt sẽ rất tốn kém. Ông Ismail tin rằng biện pháp thực tế nhất để giảm thiểu xung đột giữa người và khỉ là giáo dục cư dân về cách tương tác với loài động vật này. Nhiều người Malaysia giờ đang hy vọng vào một tương lai khỉ không còn đuổi theo giảng viên vào nhà vệ sinh, quấy rối người chạy bộ và ăn cắp tài liệu từ người đưa thư. Ảnh: Guardian.

Theo TRI THỨC TRỰC TUYẾN

Tags: , , ,