Chùm ảnh: Loài cây giống trái bóng, có nguy cơ biến mất ngoài tự nhiên

Đúng như tên gọi, loài cây này trông rất giống quả bóng, với phần thân phình to mọng nước. Đường kính của cây dao động từ 6-15 cm tùy thuộc vào độ tuổi và điều kiện sống.

Có nguồn gốc từ Nam Phi, cây quả bóng (Euphorbia obesa) là một loài thực vật có hoa sở hữu vẻ ngoài hết sức kỳ lạ. Ảnh: Wikipedia.

Đúng như tên gọi, loài cây này trông rất giống quả bóng, với phần thân phình to mọng nước. Đường kính của cây dao động từ 6-15 cm tùy thuộc vào độ tuổi và điều kiện sống. Ảnh: Amazon.in.

Dọc thân cây có 8 gờ nổi và 8 rãnh chìm xen kẽ nhau. Dọc theo gờ có các nốt, không có gai. Ảnh: Wikipedia.

Bề mặt thân cây có màu xanh lá với các sọc ngang nhạt hơn hoặc đậm hơn. Khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời sau thời gian dài, màu sẽ ngả sang đỏ và tím. Ảnh: Living Rocks.

Phân thân phình to của cây quả bóng có vai trò như bể chứa nước, giúp cây tồn tại trong thời kỳ hạn hán kéo dài. Đây là đặc điểm tiến hóa để thích nghi với môi trường sống ở các vùng đất cằn cỗi, khô nóng. Ảnh: Desert Plants and Wild Flowers Images.

Cây quả bóng Euphorbia obesa thường được so sánh với xương rồng Astrophytum asterias, một loài cây đến từ Mexico, có vẻ ngoài rất giống và sống trong môi trường khắc nghiệt tương tự. Ảnh: Planet Desert.

Sự tương đồng của hai loài cây không có liên hệ họ hàng gần này (cây quả bóng thuộc họ Đại kích / Euphorbiaceae, còn cây kia thuộc họ Xương rồng / Cactaceae) là một trường hợp điển hình của tiến hóa hội tựu. Ảnh: Wikipedia.

Về mặt sinh sản, cây quả bóng là loài đơn tính khác gốc, có nghĩa là mỗi cây chỉ có hoa đực hoặc hoa cái. Những bông hoa của chúng rất nhỏ, mọc lên ở trên đỉnh của “quả bóng”. Ảnh: Planet Desert.

Giống như tất cả các loài cây thuộc chi Euphorbia, cây quả bóng có nhựa mủ rất độc. Dù vậy, chúng vẫn là một cây cảnh được ưa chuộng do vẻ ngoài thú vị. Ảnh: Mountain Crest Gardens.

Do tốc độ tăng trưởng chậm cùng tình trạng khai thác của mức để phục vụ thị trường cây cảnh, cây quả bóng ngày càng trở nên hiếm gặp và có nguy cơ biến mất hoàn toàn ngoài tự nhiên. Ảnh: Aslander’s Succulent Shop.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG

Tags: ,