Chùm ảnh: Loài ‘cáo biết bay’ to hàng top thế giới của Việt Nam

Loài dơi khổng lồ này thường sống thành đàn lớn trên cành cây ở rừng ngập mặn. Chúng kiếm ăn vào ban đêm, thường bay những quãng đường dài để tìm thức ăn, ban ngày treo mình ngủ trên cành cây.

Cư trú ở khu vực Nam Bộ của Việt Nam, dơi ngựa lớn hay cáo bay lớn (Pteropus vampyrus) là loài dơi lớn nhất trong họ Dơi quả (Pteropodidae) và là một trong những loài dơi lớn nhất thế giới. Ảnh: Restorasi Ekosistem Riau.

Các cá thể trường thành của chúng có kích thước cẳng tay dài 185-225 mm, chiều dài thân đầu 276-339 mm, chiều dài chân và móng 52-75 mm, trọng lượng 645-1.100 gram. Ảnh: iNaturalist.

Sải cánh của dơi ngựa lớn có thể dài tới 1,5 mét khi vươn hết cỡ. Ảnh: ZooChat.

Dơi trưởng thành lông đồng màu nâu xám, cổ và vai vàng nâu hay vàng sẫm. Lông phần lưng phía trên phần vai và cổ dài hơn nửa phần dưới. Lông bụng thô và to. Các con non có màu nâu xám mờ. Ảnh: bioGraphic.

Loài dơi này thường sống thành đàn lớn trên cành cây ở rừng ngập mặn. Chúng kiếm ăn vào ban đêm, thường bay những quãng đường dài để tìm thức ăn, ban ngày treo mình ngủ trên cành cây. Ảnh: NUS Wiki.

Thức ăn chủ yếu của dơi ngựa lớn là quả hoặc mật hoa như chôm chôm, xoài, sầu riêng… Chúng là tác nhân thụ phấn hoa của nhiều loài cây rừng và cây ăn quả. Ảnh: India Biodiversity Portal.

Nhưng con dơi khổng lồ này bắt đầu mang thai từ tháng 10-11 hàng năm. Con non sinh vào tháng 3-5 hàng năm. Mỗi năm dơi đẻ một lứa, mỗi lứa đẻ một con. Ảnh: Nextgen Pest Solutions.

Ở Việt Nam loài này phổ biến ở U Minh, Kiên Giang và chùa Dơi (Sóc Trăng). Trên thế giới, chúng được ghi nhận ở phía Nam Thái Lan, nam Campuchia, bán đảo Mã Lai, Philippines, các đảo lớn thuộc Indonesia và Malaysia. Ảnh: Naturalist.

Tại nhiều quốc gia Đông Nam Á, gồm Việt Nam, dơi ngựa lớn là đối tượng săn bắt đẻ lấy thịt của người dân. Theo thống kê, từ năm 2002–2006, khoảng 87.000 cá thể đã được săn theo giấy phép ở Malaysia. Ảnh:
The Orangutan Tropical Peatland Project.

Theo các chuyên gia y tế, loài dơi này là ổ chứa tự nhiên của virus Nipah. Chúng được cho là nguồn gốc dẫn đến đợt bùng phát dịch bệnh do virus Nipah ở Malaysia năm 1998. Ảnh: NUS Wiki.

Trên phương diện bảo tồn, dơi ngựa lớn nằm trong danh mục các loài Nguy cấp của Sách Đỏ IUCN. Nguy cơ lớn nhất đối với chúng là sự săn bắt vô tội và và môi trường sống bị hủy hoại. Ảnh: Restorasi Ekosistem Riau.

Sự suy thoái của loài “cáo bay” này thể hiện rất rõ nét ở chùa Dơi Sóc Trăng. Từng đậu dày trên các cành cây ở vườn chùa, ngày nay đàn dơi chỉ còn lác đác, và ngày càng ít dần theo thời gian… Ảnh: NUS Wiki.

Theo TRI THỨC & CUỘC SỐNG

Tags: ,