Chùm ảnh: Khám lớn Cần Thơ – nhà tù lớn nhất ĐBSCL thời chiến tranh Việt Nam

Với diện tích trên 3.000m2, Khám lớn Cần Thơ được xây dựng kiên cố, có tường dày và rào sắt bao bọc, có các vọng gác cao 6m gắn, lắp đèn pha chiếu sáng…

Năm 1876, hạt Cần Thơ được thành lập. Để phục vụ cho bộ máy cai trị, thực dân Pháp đã cho xây dựng nhà tù có tên là Prison Provinciale (có nghĩa là “nhà tù tỉnh”) vào năm 1886. Vị trí nhà tù nằm cạnh khu vực dinh Tỉnh trưởng (nay là nơi đặt trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ).

Sau năm 1954, tỉnh Cần Thơ nằm dưới quyền kiểm soát của VNCH, và Khám lớn Cần Thơ được đổi tên là Trung tâm Cải huấn.

Dù vậy, dân chúng vẫn quen gọi nhà tù này là “Khám lớn Cần Thơ” do quy mô đồ sộ của công trình.

Với diện tích trên 3.000m2, khám được xây dựng kiên cố, có tường dày (cao 3,6 m đến 5 m, trên tường có cắm nhiều mảnh chai nhọn) và rào sắt bao bọc, có các vọng gác cao 6 m gắn, lắp đèn pha chiếu sáng để kiểm soát.

Thời VNCH, Khám lớn Cần Thơ chia thành 2 khu (nam và nữ), với 21 phòng giam tập thể (có sức chứa khoảng 30 người, nhưng có khi giam hơn trăm).

Từ cổng vào, khu giam tù nhân nữ ở phía trái, và khu giam tù nhân nam ở phía phải.

Là trại giam lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long, Khám lớn Cần Thơ là nơi đã giam giữ nhiều cán bộ, chiến sĩ và đồng bào yêu nước ở Cần Thơ và các tỉnh lân cận.

Điều kiện sống trong khám rất tù túng. Các tù nhận bị hạn chế ra ngoài trời, ăn uống, vệ sinh khổ cực…

Khám lớn Cần Thơ còn có nhiều xà lim nhỏ gọi là phòng biệt giam.

Đây là nơi giam những tù nhân bị coi là đặc biệt nguy hiểm.

Một bộ cùm chân ở khu biệt giam.

Lưới sắt chăng phía trên khu biệt giam.

Di tích nhà bếp của Khám lớn Cần Thơ.

Trong khám còn có cả chùa và nhà thờ dành cho những tù nhân có đạo đi lễ. Đây là một biện pháp để “cảm hóa” từ nhân của giới lãnh đạo trại tù.

Bất chấp các biện pháp tra tấn cũng như mua chuộc, các tù nhân đã không ngừng đấu tranh để đòi quyền lợi cũng như vạch trần sự phi nghĩa của chế độ đương thời.

Từ khám đường, nhiều tấm gương đấu tranh kiên cường đã được ghi nhận, như đồng chí Quản Trọng Hoàng Bí thư Tỉnh Ủy Cần Thơ bị bắt giam cuối năm 1939, dù bị tra tấn cực hình đã tìm cách vượt ngục, tiếp tục hoạt động gây dựng cơ sở Đảng và phong trào cách mạng ở Cần Thơ.

Sau hơn một thế kỷ tồn tại, Khám lớn Cần Thơ chính là bằng chứng tội ác của thực dân và đế quốc cũng như minh chứng hùng hồn cho tinh thần bất khuất của dân tộc Việt.

Theo KIẾN THỨC

Tags: , , , , ,